cách lấy nhớt trong miệng trẻ sơ sinh là đề tài luôn được các mẹ bỉm sữa quan tâm vì các bé dưới 3 tháng tuổi, đặc biệt là các trẻ sinh mổ rất thường gặp tình trạng này. nhưng đáng mừng rằng đây chỉ là các biểu hiện S*nh l* bình thường, các chỉ cần lưu ý hơn trong việc chăm sóc trẻ thì sẽ cải thiện được tình trạng đáng kể.
Các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp thường là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đàm nhớt ở cổ họng của bé. Đàm nhớt ở trẻ có thể xuất hiện kèm với cảm lạnh hoặc bất kỳ loại bệnh truyền nhiễm nào khác nên cha mẹ cần lưu ý theo dõi.
Trẻ sơ sinh bị nhớt trong cổ họng nếu như kèm các triệu chứng như: sốt phát ban hay dị ứng thì tình trạng bệnh có thể đã trở nên nghiêm trọng. nhiều bé khi bị đờm nhớt thường đi kèm với các vấn đề như: thở khò khè, nôn trớ khi ăn. nếu như tình trạng này vẫn tiếp diễn hoặc kéo dài thì sẽ không hề tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ thậm chí dẫn đến viêm loét dạ dày.
Vì có nhiều đàm nhớt cản trở ở cổ họng nên con bạn có thể thường bị ho, khó thở và sổ mũi. trẻ sơ sinh lại là đối tượng có mũi và cổ họng chưa hoàn thiện nên không thể tự xử lý chất nhầy nên thường xuất hiện tình trẻ bé phải ho để làm bật chất nhầy ra.
Do đó, việc bé bị ho nhiều, thở thường nghe thấy tiếng khò khè khi có nhiều đàm trong cổ họng là điều khó tránh khỏi. các bé sơ sinh thì không thể tự dùng sức để tống khứ đàm nhớt ra ngoài, cũng không biết tự xì mũi nên khi trẻ bị đàm, ho, sổ mũi thì tình trạng thường kéo dài hơn người lớn và khó điều trị dứt điểm hơn.
Điều đầu tiên cha mẹ cần lưu ý là thực hiện các cách để có thể kiểm soát tình trạng chảy nhớt, chảy nước bọt thường xuyên ở trẻ sơ sinh, đồng thời giúp ngăn ngừa các vấn đề về da và làm con bạn cảm thấy thoải mái hơn.
- Bạn hãy buộc một chiếc khăn ở cổ em bé, điều này có thể ngăn nước dãi chảy xuống khu vực cổ và ngực cũng như giúp lau nước dãi, nhớt của bé khi chảy ra.
- lau miệng và các khu vực vùng đầu cổ thường xuyên cho bé.
- Nên thay áo cho con mỗi khi nước dãi chảy ra quá nhiều, chúng có thể thấm vào áo khiến con cảm lạnh hoặc hăm lở.
- Hãy đảm bảo rằng mũi của bé luôn được thông thoáng bằng cách đơn giản là vệ sinh mũi của em bé mỗi ngày bằng nước muối.
- Khi trẻ ngủ, đôi khi có thể cho bé nằm nghiêng sang một bên để cải thiện tình trạng bệnh.
Nếu trẻ sơ sinh bị nôn trớ quá nhiều do trào ngược dạ dày thực quản, các mẹ có thể cho em bé uống một số loại Thu*c thảo dược thiên nhiên hoặc dùng miếng dán giúp làm giảm tình trạng tiết nước bọt.
Nếu con bạn đang bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp, làm tăng tiết nước bọt, đồng thời xuất hiện nhiều chất nhầy ở mũi và họng thì bạn hãy tập trung vào việc chữa trị các bệnh đó trước.
Có thể dùng nước muối loãng khi vệ sinh mũi cho em bé mỗi lần trẻ bị nhớt trong mũi họng. Một lưu ý mà tránh dùng quá 3 lần/ngày và 4 ngày liên tiếp vì có thể khiến niêm mạc mũi bị khô sẽ càng kích ứng mũi nhiều hơn.
Cha mẹ không nên áp dụng phương pháp nôn đờm nhớt vì có thể dẫn đến thói quen không tốt là nôn sau này ở em bé. Khi xảy ra vấn đề gì em bé lại tự động nôn như một loại phản xạ tự nhiên có điều kiện.
Bạn cũng không nên vội vã hút đờm nhớt cho em bé bằng miệng, thay vào đó hãy dùng các dụng cụ hút đờm chuyên dụng, để tránh tình trạng lây nhiễm vi khuẩn, vi rút từ người lớn sang em bé. Nếu con bạn bị nhiễm trùng hoặc viêm trong miệng, thì nên đưa bé đến khám bác sĩ để có cách điều trị phù hợp nhất.
Trẻ sơ sinh bị đàm nhớt biểu hiện đầu tiên là tình trạng khò khè, khó thở. đây cũng là nguyên nhân gây ra việc trẻ bỏ bú hoặc bú ít do không thấy thoải mái. do đó, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc để trẻ sơ sinh bị đàm nhớt mau chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu và được phát triển khỏe mạnh như những đứa trẻ khác. cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị đàm nhớt như sau:
- các mẹ nên dùng nước mũi S*nh l* nhỏ vào mũi bé mỗi ngày, điều này sẽ giúp rửa sạch mũi cũng như làm loãng đàm nhớt và hạn chế dịch chảy ra ngoài, từ đó cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị đàm nhớt khó chịu đáng kể.
- Sau khi nhỏ nước muối S*nh l* cho con, mẹ nên dùng giấy thấm hút cuốn thành bấc sâu và tiến hành đưa vào mũi trẻ để có thể hút được sạch sẽ các đàm nhớt đã được pha loãng bởi nước muối.
- Cha mẹ cũng chú ý là việc thực hiện nhỏ nước muối và dùng giấy chuyên dụng thấm hút nước mũi có thể làm cho các bé khó chịu và la khóc dữ dội. Đừng lo lắng mà hãy bình tĩnh cứ để bé khóc vì như thế sẽ giúp tống được đàm nhớt ở mũi và họng của trẻ ra ngoài nhanh hơn.
- hãy tiếp tục cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nhiều hơn để trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và sẽ hạn chế tình trạng bị đàm nhớt.
- bạn có thể vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ sơ sinh thường xuyên, cách này sẽ giúp máu huyết lưu thông tới phổi tốt hơn và hỗ trợ cho việc tống đàm nhớt ra ngoài nhanh hơn. từ đó sẽ cải thiện đáng kể tình trạng trẻ sơ sinh bị đàm nhớt nhiều gây khò khè khó thở.
- Cha mẹ cũng nên kê gối cho trẻ cao hơn một chút và cho trẻ nằm nghiêng thường xuyên để giúp bé thở dễ dàng hơn. Điều này cũng giúp ngừa nguy cơ đàm nhớt đi ngược vào đường thở gây nguy hiểm cho bé.
- nên giữ không gian sống cho bé sạch sẽ, thoáng mát, giúp phòng tránh được tình trạng trẻ sơ sinh bị đàm nhớt do dị ứng bụi bẩn.
- không nên cho trẻ sơ sinh nằm suốt trong phòng máy lạnh, mà nên thường xuyên bế trẻ ra ngoài hít thở không khí trong lành. vì độ ẩm quá thấp trong phòng máy lạnh có thể khiến tình trạng khò khè trở nặng hơn.
- nếu con bạn bị đàm nhớt kèm theo các biểu hiện bất thường như: khó thở, người tím tái, ngủ li bì, hôn mê, sốt cao, khò khè kéo dài,… thì nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được chữa trị kịp thời.
Đây là hành động có thể vô tình truyền vi khuẩn có hại trong khoang miệng của cha mẹ sang cho bé, dẫn đến nguy cơ khiến trẻ sơ sinh mắc các bệnh nguy hiểm.
Những dụng cụ hút mũi chuyên dụng có thể giúp hút được đàm nhớt trong mũi trẻ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều hoặc dùng đối với các bé dưới 3 tháng tuổi có thể ảnh hưởng không nhỏ đến niêm mạc mũi của bé, dẫn đến tình trạng phù nề hay xuất huyết.
Điều này cũng không được giới y học hiện đại khuyến khích vì mật ong và cam thảo có thể trở thành chất độc với hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ. Hơn nữa, thao tác dùng tay rơ lưỡi, họng cho trẻ nếu thực hiện quá mạnh tay có thể gây trầy xước niêm mạc họng, hay thậm chí gây ngạt thở cho trẻ sơ sinh.
nói chung, tình trạng trẻ sơ sinh bị đàm nhớt không hề hiếm gặp. hi vọng, hướng dẫn cách lấy nhớt trong miệng trẻ sơ sinh trên đây đã giúp các mẹ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc các bé để trẻ mau hết bệnh và phát triển khỏe mạnh.
Trẻ nhỏ biếng ăn, ăn không ngon miệng kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi. Dưới đây là vài mẹo dân gian giúp trẻ ăn ngon các mẹ có thể áp dụng.
Xem thêm >>
Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe
https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/tre-so-sinh-bi-dam-nhot-va-cach-lay-nhot-trong-mieng-tre-so-sinh-nhanh-chong-385177.html
Theo Phụ Nữ Sức Khỏe
Link bài gốc
https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/tre-so-sinh-bi-dam-nhot-va-cach-lay-nhot-trong-mieng-tre-so-sinh-nhanh-chong-385177.htmlChủ đề liên quan:
bị đàm cách lấy nhớt trong miệng trẻ sơ sinh nhanh chóng sơ sinh trẻ sơ sinh trẻ sơ sinh bị nhớt trong cổ họng trẻ sơ sinh bị nhớt trong miệng trẻ sơ sinh hay có nhớt trong miệng và các