Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Trĩ hỗn hợp là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị

Trĩ hỗn hợp thể hiện cho tình trạng chân búi trĩ nằm ở trên và cả ở dưới đường lược. So với trĩ ngoại và trĩ nội, bệnh diễn tiến phức tạp và nặng nề hơn

trĩ hỗn hợp thể hiện cho tình trạng chân búi trĩ nằm ở trên và cả ở dưới đường lược. so với trĩ ngoại và trĩ nội đơn thuần, trĩ hỗn hợp có diễn tiến phức tạp và có mức độ nặng nề hơn. trong trường hợp bệnh nhân không kịp thời thăm khám và chữa trị, búi trĩ sẽ gia tăng kích thước, đồng thời sa ra ngoài ống hậu môn. từ đó gây ra tình trạng sa niêm mạc trực tràng và hình thành trĩ vòng.

Trĩ hỗn hợp là gì?

Bệnh trĩ đề cập đến tình trạng đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng có dấu hiệu phình giãn quá mức dẫn đến hiện tượng sưng viêm, tăng kích thước, đồng thời tạo thành cấu trúc dạng búi (búi trĩ). Dựa trên vị trí giải phẫu, căn bệnh này được chia thành 3 loại. Đó là trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp.

Trĩ hỗn hợp thể hiện cho tình trạng chân búi trĩ nằm ở trên và cả ở dưới đường lược. điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân mắc đồng thời cả bệnh trĩ ngoại và trĩ nội. theo các chuyên khoa, bệnh lý này xuất hiện là do bệnh trĩ tiến triển lâu ngày khiến trĩ ngoại và trĩ nội liên kết và hình thành búi trĩ hỗn hợp.

Thông thường bệnh trĩ hỗn hợp sẽ xuất hiện ở các giai đoạn nặng của bệnh trĩ nội gồm trĩ nội độ 3 và trĩ nội độ 4. chính vì thế bệnh có diễn tiến phức tạp và có mức độ nặng nề hơn so với thông thường. hầu hết các trường hợp đều phải điều trị ngoại khoa hoặc can thiệp thủ thuật.

Trong trường hợp bệnh nhân không kịp thời thăm khám và chữa trị, búi trĩ có thể sa ra khỏi ống hậu môn, kết hợp với tình trạng sa niêm mạc trực tràng và nhanh chóng hình thành trĩ vòng. Phẫu thuật cắt bỏ là lựa chọn duy nhất đối với những trường hợp bị trĩ vòng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ hỗn hợp

Khi xuất hiện, bệnh trĩ hỗn hợp có thể phát sinh một số triệu chứng khó chịu sau:

    Búi trĩ phát triển, sa ra khỏi ống hậu môn và được phân chia thành 2 phần rõ rệt. Bao gồm phần trên ẩm ướt và có màu đỏ tươi, phần dưới có màu đỏ sẫm và khô.

Bệnh trĩ hỗn hợp nói riêng và bệnh trĩ nói chung chủ yếu phát sinh triệu chứng tại chỗ và rất ít khi bùng phát triệu chứng toàn thân. tuy nhiên ở một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị thiếu máu nhẹ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng lao động.

So với bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ nội, những triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp thường phát sinh với mức độ nặng nề, thể hiện rõ nên rất dễ nhận biết. ngoài ra mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và giai đoạn phát triển của từng trường hợp.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp

Cho đến hiện tại, nguyên nhân chính xác khiến bệnh trĩ hỗn hợp hình thành và phát triển vẫn chưa được xác định. tuy nhiên các chuyên gia cho rằng cơ chế bệnh sinh có liên quan đến tình trạng tăng áp lực ống trực tràng – hậu môn và tăng áp lực ổ bụng.

Tình trạng tăng áp lực kéo dài có thể tác động và khiến mạch máu bị phình giãn. Đồng thời gia tăng lưu lượng máu tuần hoàn dẫn đến ứ huyết và hình thành búi trĩ.

Chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên một số yếu tố rủi ro được liệt kê dưới đây có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tăng lên:

    Bệnh táo bón mãn tính: Bệnh táo bón mãn tính là nguyên nhân khiến áp lực lên lòng ống hậu môn tăng cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động rặn ở người bị táo bón khi đi đại tiện có thể khiến áp lực tác động lên vùng hậu môn – trực tràng tăng gấp 10 lần. Không chỉ có khả năng khiến bệnh khởi phát, táo bón mãn tính còn khiến búi trĩ nhanh chóng tiến triển, gia tăng kích thước, đồng thời sa ra khỏi ống hậu môn.
  • U bướu hậu môn trực tràng: Khối u tồn tại ở vùng hậu môn trực tràng có thể chèn ép và khiến quá trình hồi lưu của tĩnh mạch bị cản trở. Từ đó dẫn đến tình trạng gia tăng áp lực dẫn đến căng phồng đám rối tĩnh mạch, cuối cùng tạo thành búi trĩ.
  • Hội chứng lỵ: Hội chứng lỵ thể hiện cho tình trạng nhiễm trùng đường ruột. Đại tiện nhiều lần trong ngày và đau bụng là triệu chứng đặc trưng của bệnh. Tương tự như bệnh táo bón mãn tính, việc đi đại tiện quá nhiều lần có thể làm tăng đáng kể áp lực ổ bụng, áp lực lên ống hậu môn và gây ra bệnh trĩ.
  • Mang thai và sinh nở: Mang thai và sinh nở được xác định là một trong những yếu tố có khả năng làm tăng áp lực ở ổ bụng. Đồng thời khiến đảm rối tĩnh mạch trên, dưới đường lược giãn phình. Ngoài ra hormone progesterone cũng được xác định là yếu tố có khả năng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai và sinh nở.
  • Đứng hoặc ngồi quá lâu: Khi thực hiện các nghiên cứu xoay quanh áp lực tĩnh mạch trĩ, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy hoạt động ngồi hoặc đứng quá lâu có thể khiến áp lực lên vùng hậu môn trực tràng tăng cao. Chính vì thế, bệnh trĩ có thể là hệ quả của thói quen đứng hoặc ngồi quá lâu. Kết quả thống kê cho thấy, những người làm công việc lái xe, nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, thợ may… thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ bị trĩ cao.
  • Tăng áp lực ổ bụng: Một số hoạt động làm tăng áp lực ổ bụng như ho mãn tính do các bệnh hô hấp, thừa cân béo phì, lao động nặng… cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh trĩ hỗn hợp xuất hiện.

Trên thực tế, đa số những trường hợp bị bệnh trĩ đều rất khó để kiểm tra và xác định yếu tố và nguyên nhân gây bệnh. Bởi phần lớn bệnh lý này đều khởi phát do sự tác động của nhiều yếu tố cộng hưởng.

Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp có diễn tiến phức tạp và nặng nề hơn so với bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ nội đơn thuần. đối với những trường hợp kiểm tra và điều trị muộn, bệnh có thể nhanh chóng phát triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

    Bệnh trĩ tắc mạch: Đối với những bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp, hiện tượng tắc mạch có thể xuất hiện ở phần trĩ ở dưới hoặc trên đường lược. Bệnh trĩ hỗn hợp tắc mạch thể hiện cho tình trạng tĩnh mạch trong búi trĩ bị vỡ, đồng thời hình thành cục máu đông.
  • Búi trĩ sa – nghẹt: Búi trĩ sa – nghẹt là biến chứng xảy ra phổ biến của bệnh trĩ hỗn hợp và bệnh trĩ nội. Búi trĩ có thể sa ra khỏi ống hậu môn khi gia tăng kích thước. Ngoài ra búi trĩ cũng có thể bị nghẹt do cơ hậu môn gặp vấn đề và co thắt quá mức. Biến chứng này khi xuất hiện có thể khiến búi trĩ sưng viêm nặng, phù nề, tạo cảm giác khó chịu và đau rát dữ dội.
  • Nhiễm trùng (viêm khe, viêm nhú): Tình trạng sa búi trĩ khi xảy ra lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng người bệnh sẽ nhận thấy tại vùng hậu môn xuất hiện cảm giác ngứa ngáy và nóng rát dữ dội.
  • Bội nhiễm: Biến chứng bội nhiễm thường xuất hiện khi búi trĩ sa ra khỏi ống hậu môn trong một thời gian dài kèm theo tình trạng thường xuyên chảy máu. Đây là điều kiện thuận lợi để nấm, virus, vi khuẩn xâm nhập vào búi trĩ, sinh sôi và gây ra hiện tượng bội nhiễm.
  • Mẫu da thừa rìa hậu môn: Mẫu da thừa rìa hậu môn là biến chứng xảy ra phổ biến ở những người bị trĩ hỗn hợp và trĩ ngoại. Biến chứng này là hệ quả của tình trạng gia tăng áp lực lên búi trĩ trong thời gian dài, dẫn đến niêm mạc ống hậu môn sa ra ngoài, đồng thời hình thành các mẫu da.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh trĩ hỗn hợp

Quá trình chẩn đoán bệnh trĩ hỗn hợp gồm khai thác tiền sử gia đình, triệu chứng và tiền sử bản thân. sau khi khai thác, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số kỹ thuật chẩn đoán, bao gồm:

    Nội soi đường tiêu hóa

Phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp

Để điều trị bệnh trĩ hỗn hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, mức độ tổn thương và mức độ đáp ứng của từng trường hợp cụ thể. bên cạnh việc áp dụng các phương pháp y tế, bệnh nhân cần ngăn chặn các yếu tố thuận lợi khiến bệnh khởi phát và tiến triển theo chiều hướng xấu.

1. Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi

Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi được xác định là biện pháp điều trị ưu tiên đối với những trường hợp bị trĩ hỗn hợp. việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn yếu tố rủi ro có thể làm giảm nguy cơ phát sinh biến chứng và hạn chế bệnh tiến triển. ngoài ra việc áp dụng biện pháp này còn giúp bệnh nhân tăng mức độ đáp ứng và hỗ trợ hiệu quả với các phương pháp y tế.

Khi bị trĩ hỗn hợp nói riêng và bị trĩ nói chung, người bệnh nên ngăn chặn những yếu tố thuận lợi góp phần khiến bệnh khởi phát và tác động xấu đến sự tiến triển của búi trĩ. cụ thể như:

    Người bệnh cần đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Đồng thời tập thói quen đi tiêu đều đặn mỗi ngày, tốt nhất bạn nên đi vào một khung giờ cố định. Người bệnh tuyệt đối không được rặn khi đi cầu và không nhịn đi đại tiện.

Những biện pháp ngăn chặn các yếu tố thuận lợi được chuyên gia khuyến khích thực hiện trong và sau quá trình điều trị. Ngoài khả năng hỗ trợ các phương pháp y tế, việc phòng ngừa và ngăn chặn các yếu tố thuận lợi còn giúp bạn làm giảm nguy cơ tái phát bệnh. Đồng thời phòng ngừa các bệnh lý khác xảy ra tại vùng hậu môn – trực tràng.

2. Điều trị nội khoa

Trên thực tế, có rất ít bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị nội khoa. phương pháp điều trị này hầu như chỉ mang lại hiệu quả đối với những trường hợp bị trĩ ở mức độ nhẹ, tổn thương không nghiêm trọng và chưa phát sinh biến chứng.

Một số phương pháp nội khoa được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong quá trình điều trị bệnh trĩ hỗn hợp gồm:

    Thu*c điều hòa nhu động ruột: Nhu động ruột chậm hoặc nhanh có thể khiến bệnh nhân bị táo bón và tiêu chảy mãn tính. Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn Thu*c có chứa các loại Thu*c điều hòa nhu động ruột. Loại Thu*c này có tác dụng hỗ trợ làm giảm áp lực lên ống hậu môn trực tràng và làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Thu*c đạn, Thu*c mỡ: Các loại Thu*c đạn và Thu*c mỡ được sử dụng tại chỗ với mục đích cải thiện tình trạng viêm sưng, hỗ trợ làm bền thành mạch và gây tê. Bên cạnh đó một số chế phẩm còn chứa các hoạt chất kháng sinh. Hoạt chất này khi được đưa vào vùng hậu môn trực tràng sẽ phát huy tác dụng phòng ngừa và điều trị viêm nhiễm.
  • Thu*c làm bền thành mạch: Thu*c làm bền thành mạch có dẫn xuất từ chất chống oxy hóa – flavonoid có trong nhiều loại thực vật. Tác dụng chính của nhóm Thu*c này là tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn và giảm phù nề.
  • Thu*c kháng viêm và giảm đau: Thu*c giảm đau và kháng viêm là nhóm Thu*c cải thiện triệu chứng. Nhóm Thu*c này sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định khi bệnh trĩ hỗn hợp gây ra cảm giác đau đớn, viêm sưng và phù nề nhưng không có đáp ứng tốt với các loại Thu*c điều trị tại chỗ. Một số loại Thu*c kháng viêm và giảm đau thường được sử dụng gồm Thu*c chống viêm không steroid (NSAID), Acetaminophen.
  • Thu*c Đông y: Hiện nay, ngoài việc sử dụng Thu*c Tây, các lọa Thu*c Đông y như chỉ xác, hoàng cầm, địa du, hoa hòe, phòng phong và đương quy cũng được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh trĩ hỗn hợp, trĩ nội và trĩ ngoại, nhất là những trường hợp thường xuyên bị chảy máu búi trĩ.

Việc sử dụng Thu*c chữa bệnh cho ra kết quả rất hạn chế. chính vì thế, bệnh nhân nên phối hợp điều trị nội khoa cùng với thực đơn dinh dưỡng và chế độ chăm sóc khoa học để làm giảm triệu chứng. đồng thời làm chậm quá trình tiến triển của bệnh lý.

Bên cạnh việc sử dụng Thu*c, người bệnh nên dùng nước ấm để ngâm vùng hậu môn từ 2 – 3 lần/ngày. Biện pháp này sẽ giúp người bệnh giảm đau, làm mềm hậu môn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

3. Điều trị bằng thủ thuật

Điều trị bằng thủ thuật chỉ có đáp ứng tốt khi bệnh trĩ hỗn hợp đang ở mức độ nhẹ, chưa có biến chứng, búi trĩ chưa sa ra khỏi ống hậu môn. tuy nhiên do chân búi trĩ nằm phía dưới và ở trên đường lược nên việc áp dụng các thủ thuật xâm lấn thường có nguy cơ tái phát cao và cho ra hiệu quả không rõ rệt.

Đối với bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và chỉ định thực hiện một số thủ thuật sau:

    Chích xơ búi trĩ: Chích xơ búi trĩ là một thủ thuật được thực hiện bằng cách sử dụng một loại dung dịch đặc biệt tiêm trực tiếp vào búi trĩ, hình thành nên phản ứng xơ hóa nhằm hỗ trợ làm giảm kích thước của búi trĩ và hạn chế tình trạng chảy máu. Chích xơ búi trĩ ít gây đau, chi phí thấp,quy trình thực hiện đơn giản. Tuy nhiên nhược điểm của thủ thuật này là có nguy cơ tái phát khá cao.
  • Quang đông hồng ngoại: Quang đông hồng ngoại là thủ thuật chữa trĩ bằng tia hồng ngoại. Thủ thuật này có tác dụng làm gián đoạn dòng máu tuần hòa đến búi trĩ dẫn đến búi trĩ thiếu máu nuôi dưỡng. Từ đó teo dần và rụng đi theo thời gian.

Vì chân búi trĩ  hỗn hợp nằm ở phía dưới và bên trên đường lược nên bệnh nhân không thể áp dụng biện pháp áp lạnh bằng nito lỏng hoặc cắt vòng cao su.

4. Phẫu thuật cắt trĩ

Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị bệnh trĩ hỗn hợp. nhất là những trường hợp bệnh nặng, có búi trĩ sa hẳn ra ngoài ống hậu môn hoặc có biến chứng vòng trĩ, tắc mạch…

Một số phương pháp phẫu thuật cắt trĩ được bác sĩ chỉ định, gồm:

    Khâu treo trĩ bằng tay

Phẫu thuật cắt trĩ có khả năng loại bỏ hoàn toàn búi trĩ, cải thiện hoạt động đại tiện và giảm đau. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này có thể khiến bệnh nhân mắc phải một số biến chứng nghiêm trọng như mất tự chủ khi trung tiện / đại tiện, hẹp hậu môn, nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương cơ thắt hậu môn, rò *m đ*o – trực tràng…

Những điều cần lưu ý khi điều trị trĩ hỗn hợp

Trong thời gian điều trị bệnh trĩ hỗn hợp, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

    Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Đồng thời loại bỏ những yếu tố khiến bệnh khởi phát hoặc thúc đẩy bệnh phát triển theo chiều hướng xấu.

Bệnh trĩ hỗn hợp có diễn tiến phức tạp và có mức độ nghiêm trọng hơn so với bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ nội thông thường. chính vì thế nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường hoặc có nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/tri-hon-hop)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY