Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

Trị thoát vị bẹn trẻ em bằng nội soi

Thoát vị bẹn là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em. Phương pháp phẫu thuật chủ yếu cho đến thời điểm hiện tại là phẫu thuật mổ mở truyền thống...
thoát vị bẹn là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em. Phương pháp phẫu thuật chủ yếu cho đến thời điểm hiện tại là phẫu thuật mổ mở truyền thống điều trị cắt bao thoát vị. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh, BV Hữu Nghị Việt Đức (Hà Nội) đã ứng dụng phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị bệnh đem lại những kết quả rất đáng khích lệ.

Ước tính, bệnh lý thoát vị bẹn chiếm khoảng 1% số trẻ sinh đủ tháng và tỉ lệ này tăng lên nhiều lần ở những trẻ đẻ non thiếu tháng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng nghẹt, gây hoại tử và thủng ruột, thậm chí có thể dẫn đến Tu vong. Phương pháp phẫu thuật chủ yếu cho đến thời điểm hiện tại là phẫu thuật mổ mở truyền thống điều trị cắt bao thoát vị. Tuy nhiên, tại Khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh, BV Việt Đức (Hà Nội), phẫu thuật nội soi đã được ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh thoát vị bẹn. Bước tiến mới này đã giúp cả người bệnh lẫn thầy Thu*c có thêm lựa chọn tốt hơn trong điều trị bệnh.

Mổ mà không làm bé đau...

Theo TS. Nguyễn Việt Hoa - Trưởng khoa Phẫu thuật nhi, BV Việt Đức (Hà Nội) cho biết, nếu như trong phẫu thuật mổ mở, đường mổ dài khoảng 2cm ít nhiều vẫn để lại sẹo trên da bệnh nhân thì phẫu thuật nội soi sử dụng những đường rạch da rất nhỏ để đưa dụng cụ vào trong ổ bụng và bác sĩ sẽ thao tác hoàn toàn thông qua những dụng cụ này. Tại Khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh BV Việt Đức, với hệ thống dụng cụ nội soi thế hệ mới nhất, dành riêng cho trẻ em, kích thước dụng cụ chỉ 3mm, vết mổ đạt kết quả thẩm mĩ rất tốt và hầu như các bệnh nhân không hoặc rất ít đau sau mổ.

Ưu điểm của phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý thoát vị bẹn không chỉ dừng lại ở đó. Một khả năng vượt trội trong phương pháp điều trị này - đó là việc bác sĩ có thể thăm khám đồng thời cả 2 bên bẹn của bệnh nhân xem có bị thoát vị bên đối diện hay không. Nhiều bệnh nhân mắc thoát vị bẹn cả 2 bên nhưng ban đầu mới biểu hiện ở 1 bên, sau khi mổ một thời gian, bệnh lại biểu hiện bên đối diện, lúc này bệnh nhân lại phải mổ thêm 1 lần nữa. Giờ đây, trong cùng 1 lần phẫu thuật, bác sĩ có thể kiểm tra cả 2 bên bẹn và phẫu thuật điều trị luôn cả 2 bên, giảm thiểu tối đa các nguy cơ cũng như thời gian và công sức cho gia đình bệnh nhân.

TS. Hoa cho biết thêm, phẫu thuật nội soi còn có giá trị lớn trong việc điều trị thoát vị bẹn tái phát. Nhiều bệnh nhân đến với Khoa Phẫu thuật Nhi, BV Việt Đức sau khi điều trị thoát bẹn tại các cơ sở y tế khác mà triệu chứng vẫn không được cải thiện. Việc phẫu thuật lại lúc này tương đối khó khăn do đường mổ đã bị thay đổi cấu trúc giải phẫu. Phẫu thuật nội soi – với một hướng tiếp cận mới đến tổn thương, từ bên trong ổ bụng ra, làm cho việc phẫu tích, tìm và khâu phục hồi bao thoát vị trở nên rõ ràng hơn.

Chưa hoàn toàn thay thế được phương pháp mổ cũ

Tuy có nhiều ưu điểm như vậy, nhưng phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý thoát vị bẹn ở trẻ em cũng có một số nhược điểm. Việc sử dụng dụng cụ nội soi vào trong ổ bụng đòi hỏi phẫu thuật viên phải có tay nghề cao, đòi hỏi bệnh nhân thời gian nằm viện lâu hơn, chi phí cao hơn so với mổ mở. Bên cạnh đó, hiếm gặp nhưng có thể xảy ra biến chứng tổn thương các cơ quan trong ổ bụng. Một số nghiên cứu gần đây cũng cho biết, tỉ lệ tái phát sau mổ tương đương nhau giữa 2 phương pháp. Chính vì thế, mặc dù có những ưu điểm như trên nhưng phẫu thuật nội soi vẫn chưa hoàn toàn có thể thay thế phẫu thuật mổ mở trong lĩnh vực điều trị bệnh lý thoát vị bẹn ở trẻ em.

Việc phát hiện em bé bị thoát vị bẹn là một trải nghiệm khá khó khăn cho các ông bố bà mẹ và chắc chắn việc lựa chọn phương pháp điều trị cũng là sự băn khoăn lo lắng không nhỏ. Vì thế, các phụ huynh nên đưa con em mình đến khám và điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn cụ thể và giúp gia đình có được sự lựa chọn tốt nhất, đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của bệnh nhân.

BS. Trần Đức Tâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/tri-thoat-vi-ben-tre-em-bang-noi-soi-n119648.html)

Chủ đề liên quan:

nội soi trẻ em tri thoat vi ben tre em

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY