Trẻ mắc chứng ADHD thường khó ngồi yên một chỗ trong lớp. Thay vào đó, trẻ tìm cách cọ quậy, nghịch ngợm luôn tay luôn chân dẫn đến việc học bị gián đoạn.
Ngoài ra, trẻ khó tập trung theo đuổi một môn học nào đó và thường bỏ dở giữa chừng. Chẳng hạn như đang học toán, trẻ lại bỏ sang học văn. Chưa học văn xong, trẻ lại thấy chán và chuyển sang học môn khác.
Điều này khiến trẻ khó đạt được thành tích học tập tốt và không theo kịp được bạn bè. Ở những cấp học cao hơn (THPT, đại học) đòi hỏi sự tập trung cao độ và khả năng tư duy phức tạp, trẻ sẽ bị đuối sức.
Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý " target="_blank">Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý thường khởi phát bệnh sớm từ trước khi trẻ 7 tuổi và có thể tiếp tục đến tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành.
Theo các số liệu thống kê, người trưởng thành mắc chứng tăng động dễ thất nghiệp hơn so với người bình thường. Đó là bởi khả năng tập trung không cao nên dẫn đến hiệu suất công viêc kém. Họ không thể chú ý lắng nghe khi sếp giao việc hay khi đồng nghiệp góp ý kiến.
Bên cạnh đó, sự bốc đồng, khó kiểm soát hành vi khiến họ dễ gây xích mích, tổn hại đến mối quan hệ đồng nghiệp. Người mắc chứng ADHD cũng thường nổi cáu, tức giận vô cớ và làm việc thiếu suy nghĩ.
Nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý có thể trở thành gánh nặng cho gia đình, nhà trường và xã hội.
Bs Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, bệnh viện Bạch Mai cho biết, nếu không được chữa trị, trẻ mắc ADHD lớn lên có thể vi phạm các vấn đề đạo đức, luật pháp như: Đập phá, ăn trộm, dễ có nhân cách chống đối xã hội, sử dụng các chất gây nghiện, trầm cảm, lo âu…
Việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ tăng động thường khó khăn, vất vả gấp nhiều lần so với việc nuôi dạy một đứa trẻ bình thường.
Đôi khi nó là nguyên nhân gây ra những căng thẳng, lục đục trong gia đình giữa bố mẹ, anh chị em. Bố mẹ thì vất vả trong việc nuôi dạy con còn anh chị em mệt mỏi vì những vụ quấy phá, thiếu kiểm soát và bạo lực của trẻ tăng động.
Khi trưởng thành, trẻ mắc chứng tăng động cũng gặp khó khăn trong việc tìm bạn đời. Trong cuộc sống gia đình, họ cũng khiến nửa kia thấy mệt mỏi, bế tắc.
Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit hyperactivity disorder - ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý.
Căn bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong các mối quan hệ với mọi người.
Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu tương đối quy mô trên 1.594 học sinh ở 2 trường tiểu học tại Hà Nội, tỷ lệ mắc bệnh này 3,01%.
Chủ đề liên quan:
ảnh hưởng chú ý chứng rối loạn chứng rối loạn tăng động giảm chú ý coi thường giảm chú ý rối loạn rối loạn tăng động rối loạn tăng động giảm chú ý tăng động tăng động giảm tăng động giảm chú ý tương lai