Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Vì sao bệnh tiểu đường trở nặng vào mùa đông?

Bệnh đái tháo đường là bệnh nguy hiểm và phổ biến. Vào thời tiết lạnh giá của mùa đông, bệnh nhân tiểu đường khốn khổ với biến chứng của bệnh này.
tiểu đường tuyp 2 đã 8 năm. Năm nào cũng vậy bác sợ nhất là mùa đông vì mùa đông đến cơ thể mệt mỏi, lại còn tăng huyết áp. Có năm bác phải vào viện nằm cả tuần vì tăng huyết áp và tê bì chân tay.
Năm nay vừa lạnh có vài ngày nhưng bác đã thấy mệt lắm, thở nhiều hơn. Bác Thìn kể thời tiết lạnh này là khắc tinh của người già và những người cao huyết áp như bác. Bác đi khám cùng với hai đồng nghiệp cũ, người thì mỡ máu, người thì tăng huyết áp, người thì rối loạn mạch vành và trong 3 người cùng khám có hai người có tiền sử đái tháo đường.

Tại BV Nội tiết Trung ương cũng tương tự, nhiều bệnh nhân từ tuyến tỉnh lên bệnh viện khám vì biến chứng tim mạch, huyết áp của bệnh tiểu đường. Ông Nguyễn Văn Lung đến từ Bắc Giang đang điều trị biến chứng tim mạch của tiểu đường với các triệu chứng đau tức ngực. Ông Lung cho biết bệnh tiểu đường sợ nhất mùa đông vì mùa này năm nào ông cũng phải đi viện 1 – 2 lần.

Sát thủ Gi*t người âm thầm

Theo ThS.BS Nguyễn Huy Cường – Giám đốc phòng khám nội tiết số 1 ngõ 133 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, trời lạnh sẽ làm cho huyết áp tăng lên, các biến chứng tim mạch, mạch vành, biến chứng bàn chân tăng lên. Tăng huyết áp cũng là thủ phạm gây nên tai biến tim mạch. Huyết áp quá cao có thể làm mạch máu não bị vỡ, gây ra xuất huyết não. Ở tim, huyết áp cao lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim.

Mạch máu bị xơ cứng, giảm khả năng đàn hồi, kèm theo huyết áp cao, độ nhớt dính của máu tăng, sự hình thành mảng xơ vữa cũng kéo theo rối loạn quá trình đông máu. Các cục máu đông được hình thành trong lòng mạch sẽ làm ứ trệ tuần hoàn, gây nên tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hay tắc mạch chi.

Vào mùa đông đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường tăng lên vì thói quen ăn nhiều hơn và ít vận động hơn nên bệnh nhân bị đái tháo đường càng khổ sở đối phó với các biến chứng của bệnh.
Khi trời lạnh tình trạng stress tăng lên, cơ thể chống lại cái lạnh, sinh ra nhiều chất chống lại stress càng làm tăng đường huyết. Một số trường hợp hormone không đủ nhiệt phải dùng nhiều calo gây giảm đường huyết. Lúc lạnh đường máu lúc tăng, lúc giảm nên chúng ta phải quản lý đường huyết thật tốt.
Đối với bệnh nhân tiểu đường phải lưu ý giữ vệ sinh cho sức khỏe, khi đi ra ngoài mặc đủ ấm, khi ở chăn bỏ từ từ, từ trên ngực xuống dần trước khi rời khỏi giường nên thực hiện các động tác xoa bóp cơ thể, làm cơ thể từ trạng thái ngủ nghỉ sang trạng thái vận động bằng cách làm nóng cơ thể, mạch máu lưu thông, nếu lúc này ra khỏi nhà thì cơ thể sẽ đỡ mệt mỏi hơn, không phải dùng nhiều hormone chống lại với cái lạnh giá.
BS Cường nhấn mạnh thêm, thói quen tập thể dục buổi sáng để không khí trong lành là quan điểm sai lầm vì không phải như thế. Mùa đông đi tập thể dục buổi sáng không tốt cho sức khỏe vì thời tiết lạnh giá khí độc thường ở dưới thấp. Nếu ta đi tập thể dục buổi sáng sớm dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên chờ ánh nắng lên khí độc bốc hơi lên cao rồi đi tập thể dục, lúc đó không khí mới thực sự trong lành.
Ngoài ra, khi gặp lạnh chúng ta có phản ứng đột ngột khiến vùng tưới máu ra ngoài co lại, giảm tưới máu trên da, gặp lạnh nhiều bị tê cóng, co mạch nên chúng ta phải khởi động để cho nóng cơ thể và mặc cho đủ ấm.

Theo Ph. Thúy - Infonet

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/vi-sao-benh-tieu-duong-tro-nang-vao-mua-dong-n227682.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy ở trẻ nhỏ khi mùa đông đến là bệnh khá phổ biến ở miền Bắc. Bệnh này thường do Rotavirus gây ra, thường kéo dài trong 3-7 ngày.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY