Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Viêm Sinh d*c nữ: bệnh học y học cổ truyền, đông y

Đặc điểm lâm sàng khởi đầu bằng tình trạng viêm niêm mạc cơ quan Sinh d*c nữ, gây viêm tại chỗ sau đó lan theo chiều dài bộ phận Sinh d*c

Bệnh học theo y học cổ truyền

Bệnh danh y học cổ truyền

Chứng trạng viêm nhiễm ở bộ phận Sinh d*c nữ được gọi là Đới hạ. Đới có nghĩa dây thắt lưng quần, Hạ có nghĩa ở phần dưới. Theo nghĩa rộng (Nội Kinh), Đới hạ là bệnh phát sinh ở phần dưới lưng quần, bao gồm tất cả các bệnh thuộc kinh đới, thai, sản. Theo nghĩa hẹp, Đới hạ dùng để chỉ một chất dịch dẻo, nhớt, chảy từ trong *m đ*o ra liên miên không dứt, thường hay gọi là Bạch đới.
Trong phạm vi bài này bao gồm tất cả các tên được phân loại theo màu sắc, tính chất, dịch tiết như sau: Bạch đới, Hoàng đới, Bạch dâm, Bạch băng, Thanh đới, Bạch trọc, Xích đới, Hắc đới, Xích bạch đới, Ngũ sắc đới.

Cơ chế bệnh sinh y học cổ truyền

Nguyên nhân sinh chứng đới hạ không ngoài 3 phương diện nội nhân, ngoại nhân và bất nội ngoại nhân.

Nội nhân: Do tình chí bất ổn, thể chất suy nhược ảnh hưởng chủ yếu đến 2 tạng Can và Tỳ. Can kinh uất hỏa, Tỳ khí suy yếu. Sách Phó thanh chủ nữ khoa viết “Hễ Tỳ khí hư, Can khí uất đều có thể sinh ra bệnh Đới hạ”.

Ngoại nhân: Phong hàn, thấp nhiệt, đàm thấp dễ xâm phạm vào cơ thể khi cơ thể đang lao thương quá độ gây khí huyết hao tổn, nhưng chỉ khi Tà nhập đến phần Bào lạc thì mới gây ra chứng Đới hạ.

Bất nội ngoại nhân: Do ăn uống no say quá mà giao hợp hoặc dùng nhiều chất cao lương mỹ vị hoặc uống dạng Thu*c khô táo lâu ngày tổn thương tới âm huyết, làm dương khí bị nén xuống cũng tạo thành chứng Đới hạ. Tuy rằng có nhiều nguyên nhân để sinh ra bệnh nhưng chỉ khi bệnh tà gây bệnh ở cửa bào cung làm cho mạch Xung, Nhâm bị thương tổn mới là nguyên nhân chính của các bệnh Đới hạ, như khi chức năng Tỳ bị rối loạn, Tỳ dương mất khả năng vận hóa được thấp trọc đình trệ ở bên trong phải chảy xuống bào cung, làm rối loạn mạch Xung, Nhâm mới phát sinh ra chứng Đới hạ.

Hậu quả của bệnh lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới nguyên khí làm cơ thể suy yếu, có hại cho việc sinh sản, truyền giống nên cần chú ý vệ sinh bộ phận Sinh d*c, bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Lâm sàng theo y học cổ truyền

Bạch đới

Bạch đới là từ dùng để chỉ một thứ nhớt màu trắng, dẻo, kéo dài như sợi từ trong *m đ*o chảy ra. Tương đương với khí hư của y học hiện đại.

Nguyên nhân:

Do Phong hàn hoặc Thấp nhiệt làm thương tổn.

Nhưng phần nhiều do rối loạn chức năng Can, Tỳ, Thận.

Các thể lâm sàng:

Thể Tỳ hư:

Tỳ hư nên thấp thổ bị hãm xuống, Tỳ tinh không giữ được để tạo vinh huyết mà chảy xuống, chất trắng nhờn.

Triệu chứng xuất hiện lượng đới nhiều, uể oải. Sắc da vàng, chân tay lạnh, chân phù, tiêu lỏng. Nếu kèm Can uất hóa nhiệt, thì chất đới dẻo dính hôi, màu vàng, tiểu đỏ sẻn và đau.

Thể Thận hư:

Kỳ kinh bát mạch thuộc Thận kinh, khi Thận tinh suy thì đới mạch giọt xuống.
Triệu chứng xuất hiện lượng đới ít, màu trong, lai rai, rỉ rả. Sắc mặt xanh bạc, tinh lực yếu, đầu choáng. Nếu kèm Thận dương suy sẽ tiểu nhiều lần, đầu choáng, yếu mỏi lưng gối.

Thể Khí uất:

Lượng đới xuống khi nhiều khi ít, tinh thần không thoải mái. Ngực sườn tức, đau vú, chóng mặt, hồi hộp, ợ hơi, nôn, ăn ít, rêu lưỡi bạc nhờn. Mạch huyền hoạt.

Thể Phong hàn:

Lượng đới nhiều, màu trong như nước. Sợ lạnh, chi lạnh, tiểu trong dài.

Thể Thấp nhiệt:

Lượng đới nhiều, chất đới nhờn, màu đục tanh hôi, ngứa âm hộ. Tiểu không thông, choáng váng, mệt mỏi. Rêu lưỡi dày nhờn. Mạch nhu.

Thể Đàm thấp:

Lượng đới ra nhiều, giống như đàm. Người béo bệu, uể oải, choáng váng, ngực đầy tức, bụng nặng nề, ăn ít, đàm nhiều, nôn ọe. Lưỡi nhợt, rêu trắng nhờn. Mạch huyền hoạt.

Thể Hư hàn:

Lượng đới ít, sắc trong, kéo dài không dứt. Sắc mặt xanh, tinh lực yếu, chi lạnh, choáng váng, hồi hộp, đoản khí. Rêu lưỡi mỏng. Mạch trì vị.

Thể Hư nhiệt:

Bạch đới lâu ngày, miệng đắng, họng khô đau. Ngũ tâm phiền nhiệt, hồi hộp, lo sợ. Lưỡi hồng, rêu nẻ. Mạch hư tế, sác.

Bạch băng

Thứ nước nhớt như nước vo gạo, màu trắng từ *m đ*o chảy ra lượng ồ ạt, ào xuống nên gọi là Bạch băng. Đây là chứng bạch đới trong thời kỳ nặng.

Nguyên nhân:

Do phong hàn hoặc thấp nhiệt làm thương tổn.

Nhưng phần nhiều do rối loạn chức năng Can, Tỳ, Thận.

Các thể lâm sàng:

Thể Thấp nhiệt:

Bạch đới như băng màu vàng, hôi. Bụng dưới đau sưng, lưng gối mỏi. Nặng đầu, miệng đắng nhớt. Mạch hoạt sác.

Thể Hư tổn:

Do lao tổn quá ảnh hưởng tới bào lạc làm nguyên khí quá hư.
Triệu chứng: Bạch đới òa xuống lâu ngày không hết. Sắc mặt xanh bạc, lưỡi hồng, rêu có đường nứt nẻ. Nếu Tỳ Thận dương hư có chân tay lạnh, ngũ canh tả. Mạch trầm trì, vi.

Thể Khí uất:

Lo nghĩ nhiều, tình chí u uất. Bạch đới xuống nhiều như băng. Sắc mặt xanh bạc, tinh thần uất ức, xây xẩm, mệt mỏi, ngực tức, đau hông sườn, bụng chướng, sôi ruột, mỏi lưng yếu sức. Mạch huyền sác.

Xích bạch đới

Chất nhớt đặc, có lẫn lộn màu đỏ trắng từ *m đ*o chảy ra.
Các thể lâm sàng:

Thể Thấp nhiệt:

Lượng đới rất nhiều, chất dẻo dính tanh hôi thối, nặng thì trong âm hộ sưng đau có hư hỏa, ăn kém, bụng dưới trướng, ướt ngứa âm hộ.

Thể Huyết ứ:

Vì bên trong có ứ trệ nên đới hạ đỏ trắng, bụng dưới đầy đau, hành kinh khó, kinh đến trước kỳ. Lưỡi tím thâm. Mạch trì sác.

Thể Khí uất:

Do tình chí uất ức, giận dữ làm tổn thương Tâm Tỳ, huyết không quy về kinh được nên sinh đới hạ xích bạch. Triệu chứng xuất hiện ngoài dấu xích bạch đới, bệnh nhân còn than phiền về tình trạng bực bội, khó ngủ, đồng thời kèm ăn uống không ngon.

Thể Hư hàn:

Đới hạ xích bạch lâu ngày không bớt. Bụng dưới đau, *m đ*o đau, chân tay lạnh. Sắc mặt xanh bạc, tổng trạng hư hàn.

Thể Hư nhiệt:

Do âm hư phiền nhiệt, nội hỏa thịnh. Triệu chứng kèm choáng váng, tâm phiền, mất ngủ, miệng khô, cổ khát, táo bón, tiểu ít.

Xích đới

Trong *m đ*o chảy ra thứ nước dính màu đỏ nên gọi là xích đới, xích đới không phải là huyết dịch, chảy rỉ rả lai rai không dứt. Thật ra đới hạ ròng đỏ là thuộc về kinh lậu (rong kinh) xen lẫn với sắc trắng là Xích bạch đới hạ, cho nên khó phân biệt rõ. Chứng bệnh này có thể tương đương với y học hiện đại là rong huyết hoặc khí hư do bệnh ác tính ở tử cung.

Nguyên nhân:

Do Thấp nhiệt sinh hỏa.

Hoặc Tâm hỏa, Can hỏa vượng lên lâu ngày làm khí huyết hư tổn. Khí hư không nhiếp được huyết mà gây bệnh.

Các thể lâm sàng:

Thể Thấp nhiệt:

Lượng đới nhiều, chất nhớt, dính, hôi tanh. Miệng đắng, họng khô khát. Khó ngủ, táo bón, tiểu đỏ vàng ít, tiểu đau. Lưỡi hồng, rêu vàng. Mạch hoạt sác.

Thể Hư nhiệt:

Xích đới tanh hôi, đặc.

Nếu Huyết hư kèm Can hỏa vượng: có triệu chứng tức ngực, đau hông sườn, nóng nảy dễ giận. Mạch huyền tế.

Nếu Huyết hư kèm Tâm hỏa vượng: choáng váng, ngực phiền, ngủ không yên, họng khô khát nước, lưỡi đỏ hồng, chót lưỡi nứt nẻ mà sáng. Mạch hư tế kèm sác.

Hoàng đới

Đới hạ màu vàng như nước trà, đặc nhờn có mùi hôi thối. Chứng này tương đương trong phạm vi Khí hư do nhiễm trùng của y học hiện đại.

Thể Thấp nhiệt:

Do Thấp nhiệt phạm vào Nhâm mạch nên Nhâm mạch không sinh tinh hóa khí được, nung nấu mà thành Hoàng đới.

Triệu chứng xuất hiện đới hạ màu vàng, tanh hôi nồng nặc. Âm hộ sưng đau.

Thể Khí hư:

Đới hạ vàng trắng, lai rai không dứt, trung khí hao tổn dần, tinh lực yếu kém.

Thanh đới

Đới hạ như màu nước đậu xanh, nhớt đặc chảy xuống từ *m đ*o, mùi hôi thối. Tương đương trong phạm vi Khí hư do nhiễm trùng của y học hiện đại. Thật ra, trên lâm sàng thanh đới không phải thật xanh mà là màu tro nhờn hơi pha lẫn màu xanh vàng, khó nhận định được.

Thể Thấp nhiệt:

Thấp nhiệt ở Can kinh đình trú ở trung tiêu, chạy vào bào cung, khí uất nghịch tích tụ lâu ngày thành bệnh.

Triệu chứng: Đới hạ vàng trắng, pha màu xanh, hôi thối. Sắc mặt xanh vàng, tinh thần u uất, đau đầu, ngực sườn đầy tức, ăn kém. Lưỡi hồng ánh sắc xanh, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền sác, sắc.

Thể Hư tổn:

Chứng thanh đới lâu ngày không giảm để đến nỗi Can Thận đều hư: hoa mắt, mắt mờ kèm triệu chứng hư nhiệt.

Hắc đới

Đới hạ sắc đen như nước đậu đen, có thể đặc hoặc lỏng, trong như nước, mùi hôi thối. Bệnh chứng này tương đương với chứng Khí hư do bệnh ác tính ở tử cung của y học hiện đại.

Chứng Hỏa nhiệt: 

Do nhiệt quá nung đúc nên, nhiệt này do Vị hỏa quá vượng kết hợp với hỏa ở Mệnh môn, Bàng quang, Tam tiêu nung nấu cạn khô rồi biến thành màu tro. Chẩn đoán là hỏa nhiệt tới cực điểm thì biến thành chứng Hắc đới.

Triệu chứng: Dịch trong Hắc đới có xen lẫn sắc đen, dính, nhờn tanh hôi. Người bồn chồn nóng nảy, khát nước. Sắc mặt đỏ vàng, âm hộ sưng đau, tiểu tiện đỏ sẻn, đau rát.

Thể Thận hư:

Lậu hạ đen là vì Thận suy nhược, màu đen thuộc Thận.

Triệu chứng: giữa đới hạ xích bạch, có sắc đen và có mùi hôi. Sắc mặt xanh bạc hơi vàng, gò má đỏ, da khô. Đầu choáng, mắt hoa, sốt về chiều, đau bụng, lưng gối, táo bón, tiểu gắt, đỏ. Lưỡi đỏ hồng nứt nẻ. Mạch hư tế sác.

Đới ngũ sắc

Đới hạ là chất nhựa nhớt, có màu xanh vàng, vàng đỏ, trắng đen, năm màu lẫn lộn, tất cả đều có mùi thối. Chứng này tương đương trong phạm vi y học hiện đại là Khí hư do bệnh ác tính ở tử cung. Đây là chứng bệnh nặng trầm trọng.

Thể chứng Tạng hư:

Do ngũ tạng đều hư, ngũ sắc cũng chảy xuống một lượt, đó là huyết sinh ra bệnh.

Triệu chứng: Chứng Đới hạ ngũ sắc lâu ngày không dứt, xuất hiện triệu chứng hư hàn như sắc mặt xanh bạc, sợ lạnh, tinh thần mỏi mệt, choáng váng, yếu sức, tiêu lỏng, lưỡi nhạt rêu lưỡi ướt. Mạch trầm trì vô lực. 

Thể chứng Thấp nhiệt:

Nếu thấp nhiệt tích tụ trong bào cung, chứng Đới hạ ngũ sắc chắc chắn hôi thối đặc biệt, kèm tức ngực, đắng miệng và có nhớt, bụng dưới chướng đau, tiểu vàng đục. Rêu lưỡi vàng nhớt.

Bạch dâm

Chất nước trắng chảy ra từ âm hộ, bệnh chứng này thuộc phạm vi suy nhược Sinh d*c trong y học hiện đại.

Nguyên nhân:

Theo sách “Nữ khoa chỉ yếu”, do T*nh d*c không được toại chí hoặc giao hợp quá độ sinh ra.

Theo sách Tố Vấn “Vì tư tưởng quá dâm dục, không được toại nguyện, thủ dâm ở ngoài, giao hợp quá độ làm cho các đường gân lỏng lẻo sinh ra chứng bại xuội (Nuy chứng) và làm thành bệnh Bạch dâm”.

Các thể lâm sàng:

Thể Uất hỏa:

Khi có bạch dâm xuống, người nóng nảy bứt rứt.

Bệnh nhẹ: sốt về chiều, lưỡi hồng, rêu lưỡi mỏng.

Bệnh nặng: hỏa thịnh làm tổn thương tới âm khí sinh bứt rứt, phiền nhiệt, họng khô khát, đêm nằm mộng giao hợp. Lưỡi đỏ, nứt nẻ, đau. Mạch tế sác.

Thể Thận hư:

Ở âm hộ luôn chảy ra nước tinh liên tục. Sắc mặt tái xanh, choáng đầu, hoa mắt, hai gò má đỏ, đau lưng gối. Lưỡi nứt sâu. Mạch hư tế.

Bạch trọc

Chất nhựa đục thối như mủ chảy ra từ ống dẫn tiểu. Chứng thuộc phạm vi nhiễm trùng đường tiết niệu của y học hiện đại.

Nguyên nhân:

Do Tâm hỏa thái quá.

Do bại tinh sinh thấp nhiệt.

Do giao hợp không vệ sinh.

Thể Thấp nhiệt, Thấp độc: 

Bạch trọc vàng, trắng như mủ hoặc trong bạch trọc có lẫn huyết. Tiểu đau buốt, màu vàng có mủ máu.

Thể Âm hư hỏa vượng:

Bạch trọc chảy xuống liên tục, hoặc trong bạch trọc có lẫn huyết. Tiểu đau, ngứa, tiểu huyết, tâm phiền bứt rứt. Miệng khô táo.

Thể Thận hư:

Bạch trọc lâu ngày không dứt, lai rai, chảy xuống như mỡ đóng, chân gối run yếu, tiểu nhiều lần, tiểu sẻn nhưng không đau. Mạch trì vô lực.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/benhhocdongy/y-hoc-co-truyen-viem-sinh-duc-nu-dong-y/)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY