Tình yêu và giới tính hôm nay

Vợ đoảng, chồng bừa

Nhiều cặp vợ chồng sau nhiều năm chung sống đã nhận ra ở người bạn đời của mình những thói xấu đến lạ kỳ khiến họ phải đặt câu hỏi: “Làm sao tôi có thể sống lâu hơn với cô/anh ấy?”...





Cẩu thả hàng... sư phụ!

“Tôi có người vợ sinh năm 1970, tác phong sinh hoạt thì luộm thuộm, bạ đâu bỏ đó, không có thói quen đánh răng buổi tối. Khi ngủ ngáy to và toàn mùi tỏi, dưa... do mùi vị của bữa ăn tối còn lại. Có lần ngủ quên, dậy muộn còn mặc nhầm cả quần “sịp” của tôi để đi làm, mặc dù quần rất to mà không biết...”. Một thành viên tên Q.H, SN 1968, tâm sự.

Cũng khốn khổ vì lấy phải người vợ đoảng, một thành viên có nick Auttumm 77, tâm sự: “Vợ tôi đoảng lắm, không biết gấp quần áo, mỗi lần đi đâu toàn là chồng gấp. Nàng lại còn quên không tắt điện mỗi khi ra ngoài. Rèm cửa nhà thì hỏng liên tục vì nàng luôn kéo mạnh tay làm tôi phải sửa...”.

Phái nữ cũng không ngần ngại “tố cáo” những tật xấu muôn thủa của chồng. một chị có nick là lanloc kể: buổi sáng, không nhắc “anh ơi thay quần” là y như rằng mặc lại quần của hôm trước đi làm, thậm chí một tuần nếu không nhắc là mặc cái quần ấy suốt tuần. hôm nào anh dậy muộn là khỏi đánh răng, rửa mặt mà thay quần áo đi luôn.

Buổi tối đi làm về vợ không nhắc: “anh rửa mặt mũi tay chân rồi ăn cơm” là bay vô bàn ăn luôn. trước khi đi ngủ: “anh ơi đánh răng!”, không nhắc thì khỏi đánh, nằm xem tivi rồi ngủ luôn. cùng hoàn cảnh, một thành viên có tên mỹ trang cho biết mỗi lần chồng đi tắm, chị phải giục ít nhất là 3 lần. có lần bé giúp việc đếm: “cô ơi, hôm nay cô giục chú đi tắm 12 lần rồi đấy!” nhưng nếu không giục thì chồng không chịu tắm.

Còn một thành viên có nick Bonbonyeu kể: “Gần như thời gian ở nhà của chồng tôi trừ khi đi ngủ là gắn chặt với cái ghế ngồi chơi game. Có lần tôi nấu chè, để trong tủ lạnh để khi nào anh ấy ăn thì lấy. Vậy mà khi ăn xong anh ấy để nguyên cái cốc đã uống hết vào tủ lạnh thay vì mang ra ngoài bếp để tôi rửa”.

Còn Meyeuminhanh thì kể: “Tôi có ông chồng cẩu thả ở hàng sư phụ. Lấy giày ra đi rồi không bao giờ cất vào tủ, tất bẩn chỗ nào cũng vứt; quần áo vợ gấp cho rồi chỉ việc mang cất mà cũng không làm ngay rồi để quên luôn ở xó nào đấy; bàn làm việc vợ không dọn thì như bãi chiến trường nào là sách, giấy, đồ ăn, chai lọ...”.

Có những ông chồng còn có những thói quen “dữ dội” hơn. Một thành viên chia sẻ: “Chồng tôi cứ như bị lắp mô-tơ trong người, không đi không được. Mà đi thì mất hút, ngồi đâu thì chả còn ai hầu chuyện nữa mới đi về...”. Trong khi Echcom82 buồn phiền: “Chồng tôi là bộ đội suốt ngày uống rượu trong đơn vị đã đành, về nhà lại rủ rê họ hàng, bạn bè uống rượu, mà có khi uống say đi xe máy ngã dúi dụi. Về đến nhà quần áo tả tơi, hôi hám và cứ thế lăn ra ngủ”.

Nhìn lại mình trong mắt bạn đời

Chính những thói quen, những hành động tưởng như nhỏ nhặt của người bạn đời nhưng lâu ngày không được góp ý để cùng sửa chữa đã làm rạn nứt hạnh phúc, tình yêu trong nhiều gia đình. “nhiều lúc chán chồng lắm, chán đến mức không thèm nói gì luôn” - chị mỹ trang bộc bạch. còn anh quốc hiếu thì kết luận: “khi yêu thì cái gì cũng đẹp với lại có ở cùng nhà nhau đâu mà biết các thói quen sinh hoạt cá nhân của nhau. nhiều khi cũng tặc lưỡi bỏ qua cho êm đẹp cửa nhà, nhưng hằng ngày cứ diễn ra như vậy thật là mệt mỏi”.

Chính tâm trạng này cũng dẫn đến những phản ứng tiêu cực, thậm chí nhiều thành viên bày tỏ ý định muốn chia tay với bạn đời chỉ vì không thể chịu nổi thói xấu của nhau.

Nguyên nhân của những rạn nứt khó hàn gắn này, theo nickname Sonmum là do mỗi người còn nhìn nhận cuộc sống một chiều và tô màu hồng cho cuộc sống gia đình trước khi đi đến hôn nhân. Sonmum cho rằng các cặp vợ chồng đừng quá kỳ vọng vào sự thơ mộng của cuộc sống hôn nhân theo các mẫu chuẩn, dẫn đến việc không thể chấp nhận nổi những cá tính của người bạn đời và có sự so sánh: Sao vợ/chồng mình không như người này, người kia?

Tuy nhiên, rất ít người đặt câu hỏi: “Mình như thế nào trong mắt của người bạn đời?”. “Hãy biết phân tích, cân bằng giữa được và mất, giữa cái chấp nhận được và không chấp nhận được. Như vậy, cuộc sống mới tốt đẹp, thanh thản được” - Sonmum chia sẻ.

Nhiều người đã kịp nhận ra rằng, để “sống chung với lũ” phải biết nhìn được cả mặt tốt ở một nửa của mình. Lanloc thừa nhận, dù chồng nhiều lúc thật vô tâm và bừa bãi, nhưng khi vợ đau lưng, đau chân chồng sẵn sàng xoa bóp, nửa đêm đang ngủ, vợ kêu khát nước chồng vội đi lấy... “Vợ chồng hạnh phúc nhất sau khi đã cùng nhau giải quyết được khó khăn, mâu thuẫn trong cuộc sống mà điều quan trọng nhất là biết bỏ qua cho nhau” - Lanloc cho biết.

Còn nick name Trantunguyet cho rằng: Bằng tình yêu, sự tế nhị và bằng lời nói dí dỏm sẽ giúp bạn đời thay đổi được thói quen không tốt. Ví dụ nếu vợ quên tắt điện, thì chồng nói: Hôm nay anh sẽ dạy em bài học mới, đó là cách tắt điện chẳng hạn... Khi hai bên đều nhìn nhận một cách có thiện chí những thói xấu của nhau, chia sẻ để cùng sửa đổi thì hạnh phúc gia đình không quá xa xôi.

Theo Gia Thùy

Người Lao Động

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/vo-doang-chong-bua-1252436856.htm)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY