Tin y tế hôm nay

Tin y tế

WHO khuyên bà mẹ mắc Covid-19 vẫn cho con bú

Các bà mẹ mới mắc Covid-19 nên cho con bú và không nên tách trẻ ra khỏi mẹ vì lợi ích vượt xa các rủi ro, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO, cho biết cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc đã điều tra kỹ lưỡng rủi ro truyền nCoV từ mẹ sang em bé khi cho bú sữa.

"chúng tôi biết trẻ em có nguy cơ mắc covid-19 tương đối thấp nhưng nguy cơ cao mắc nhiều bệnh và hội chứng khác mà có thể ngăn ngừa bằng cách bú sữa mẹ", tedros nói.

"dựa trên các bằng chứng có sẵn, lời khuyên của who là lợi ích của việc cho con bú lớn hơn rủi ro tiềm ẩn lây truyền covid-19", ông cho biết thêm.

Anshu Banerjee, cố vấn cao cấp của WHO về sức khỏe sinh sản và nghiên cứu, nói rằng cho đến nay, không tìm thấy virus sống gây ra Covid-19 trong sữa mẹ.

"các bà mẹ nghi ngờ hoặc xác định mắc covid-19 nên tiếp tục cho con bú, không được tách khỏi trẻ, trừ khi người mẹ quá ốm yếu", tedros nói.

Theo quỹ nhi đồng liên hợp quốc (unicef), sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật. việc gián đoạn bú mẹ có thể làm giảm nguồn sữa, trẻ sơ sinh từ chối bú và giảm các yếu tố miễn dịch bảo vệ có trong sữa mẹ. 

Những bà mẹ bị nhiễm ncov trước khi sinh hoặc bắt đầu cho con bú, cùng những người bị nhiễm bệnh khi cho con bú, sẽ có kháng thể trong sữa và tăng cường miễn dịch cho đứa trẻ. nghĩa là, tiếp tục cho con bú là cách tốt nhất để bảo vệ em bé và chống lại virus.

Để bảo vệ trẻ khỏi covid-19, mẹ có thể đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ, lau và khử trùng các bề mặt thường xuyên. nếu người mẹ quá ốm yếu, không thể cho con bú, có thể vắt sữa vào một chiếc cốc sạch rồi nhờ người thân không mắc bệnh cho trẻ uống. nếu mẹ không thể cho con bú, sử dụng sữa công thức, trẻ cần được cho ăn đúng cách. các chai, bình sữa và dụng cụ cần được rửa sạch và tiệt trùng. 

Chi Lê (Theo AFP, UNICEF)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/who-khuyen-ba-me-mac-covid-19-van-cho-con-bu-4114998.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY