Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

WHO khuyến cáo 5 điều bạn nên làm cho trẻ em mùa dịch Covid-19

(MangYTe) - Trẻ nhỏ không phải đối tượng nguy cơ cao trong bệnh Covid-19 nhưng những thay đổi trong cuộc sống có thể tác động mạnh đến sức khỏe của trẻ theo kiểu khác.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra 5 lời khuyên cho phụ huynh xung quanh việc chăm sóc con trẻ trong mùa Covid-19, bởi lẽ trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ bị stress tấn công trong mùa dịch. Nhiều nghiên cứu cho thấy stress cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng miễn dịch.

1. Bao dung và nhiều tình yêu hơn

Trẻ em có thể phản ứng với stress theo nhiều cách, trong đó có nhiều phản ứng có thể khiến phụ huynh lầm tưởng là trẻ hư: bỗng thích đeo bám người lớn, lo âu, thu rút, giận dữ, kích động, đái dầm…

Hãy đáp lại các phản ứng lạ của trẻ bằng cách giúp đỡ, lắng nghe những mối bận tâm của trẻ, trao cho trẻ nhiều tình yêu và sự quan tâm hơn nữa.

Trẻ em rất dễ bị stress và có phản ứng thất thường trước những thói quen sống, việc học tập, sinh hoạt bị đảo lộn do dịch Covid-19.

2. Cho trẻ cơ hội vui chơi, trò chuyện cùng bạn

Trẻ em luôn cần đến tình thương của người lớn trong những giai đoạn khó khăn. Bạn cần cho trẻ nhiều thời gian và sự quan tâm hơn. Luôn nhớ rằng, phải cố gắng lắng nghe trẻ, trò chuyện cùng trẻ nhiều hơn và trấn an trẻ.

Nếu có thể, hãy tạo thêm cơ hội cho trẻ được chơi đùa, thư giãn với sự hiện diện của bạn.

3. Cố gắng đừng tách trẻ khỏi cha mẹ

Trẻ em nên được ở gần cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình trong giai đoạn khó khăn này. Hãy cố gắng tránh sự chia tách giữa trẻ và người thường xuyên chăm sóc trẻ trừ khi thật cần thiết.

Nếu sự chia tách bắt buộc xảy ra, ví dụ như vì lý do y khoa, hãy cố gắng giữ liên lạc với trẻ (có thể bằng điện thoại) và luôn trấn an trẻ.

4. Cố không để nhịp sống đảo lộn

Giữ những thói quen và thời khóa biểu cũ là rất quan trọng; nếu không thể giữ hoàn toàn, ít ra hãy tạo ra một lịch trình mới phù hợp với môi trường mới, bao gồm việc học tập, thời gian thư giãn, vui chơi…

5. Không cố giấu, mà hãy giải thích cho trẻ

Bạn nên cung cấp cho trẻ về thực tế những gì đang xảy ra, kiên nhẫn giải thích và cho trẻ các thông tin phù hợp, nhất là các hướng dẫn phòng lây nhiễm.

Điều đó nên bao gồm các thông tin về những gì có thể xảy ra, kèm theo sự trấn an trẻ. Ví dụ, cần cho trẻ biết có thể bản thân trẻ hoặc một thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy không khỏe, và cần đi đến bệnh viện một thời gian, nhưng hãy tin rằng bác sĩ sẽ giúp họ cảm thấy tốt hơn.

A. Thư (Theo WHO)

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/who-khuyen-cao-5-dieu-ban-nen-lam-cho-tre-em-mua-dich-covid-19-20200318171023526.htm)

Tin cùng nội dung

  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY