Tình yêu và giới tính hôm nay

5 điều bất thường trên cơ thể nữ giới ngầm cho thấy tử cung đang bị lạnh

Nếu đã làm đủ mọi cách để thụ thai nhưng không thể đạt được kết quả như ý muốn thì nhiều khả năng bạn đang mắc phải trường hợp tử cung lạnh.

Tử cung lạnh là một tình trạng xảy ra phổ biến trong xã hội thời nay, có khả năng gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới. Nếu hiểu theo một cách đơn giản hơn thì lạnh là tình trạng năng lượng dương không thể làm ấm cơ thể, từ đó gây co thắt mạch máu và khiến thiếu máu, dẫn đến hiện tượng khó rụng trứng, khó thụ thai thành công.

Dưới đây là một số dấu hiệu ngầm cho thấy nữ giới có tử cung lạnh.

tử cung lạnh thì mạch máu thường dễ bị co lại, gây tắc nghẽn và làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu, lưu lượng máu sẽ bị chặn lại. Một khi máu kinh nguyệt không thải ra trơn tru thì nó sẽ gây đau bụng kinh nghiêm trọng.

Sợ lạnh

Những người có tử cung lạnh thường dễ cảm thấy rét buốt hơn so với những người bình thường. Bởi tử cung họ vốn lạnh nên cũng sẽ gây ảnh hưởng tới cơ thể. Hậu quả là các cô gái sẽ không có khả năng chịu lạnh cao và sợ lạnh hơn.

Sắc mặt kém

Tử cung lạnh cũng sẽ làm khuôn mặt của các cô gái dễ bị tím tái, xanh xao. Dù cho họ có dùng thêm mỹ phẩm để che khuyết điểm thì sắc mặt của họ cũng không được cải thiện hiệu quả hoàn toàn.

Rối loạn kinh nguyệt

Tình trạng tử cung lạnh cũng sẽ gây ảnh hưởng đến dòng chảy của kinh nguyệt. Vì vậy, bạn sẽ thấy kỳ kinh nguyệt của mình diễn ra bất ổn định, lúc thì ra quá nhiều, lúc lại ra quá ít trong thời kỳ có kinh.

Mỡ xuất hiện ở vùng bụng dưới

Khi tử cung bị lạnh, nó sẽ dễ gây tích trữ một lượng lớn chất béo dưới vùng bụng để giữ ấm. Tử cung càng lạnh thì tình trạng mỡ xuất hiện ở vùng bụng dưới cáng nổi lên rõ rệt. Vậy nên, nếu bạn vẫn ăn uống bình thường mà tình trạng béo bụng lại xuất hiện, hãy cẩn thận vì nguy cơ cao có thể là do tử cung lạnh.

Source (Nguồn): Kknews

Theo Helino

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/5-dieu-bat-thuong-tren-co-the-nu-gioi-ngam-cho-thay-tu-cung-dang-bi-lanh-20200126064125959.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Vợ chồng em cưới nhau 2 năm rồi chưa có con. Đi khám hiếm muộn thì BS bảo phải thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Xin hướng dẫn giúp em, kỹ thuật đó là gì, em phải chuẩn bị thế nào, chi phí bao nhiêu? Em chân thành cảm ơn! (Mỹ Duyên - Long An)
  • Em đi siêu âm thì được biết em bị sỏi thận phải 14mm.Em muốn hỏi thêm BS tán sỏi ngoài cơ thể có phải nằm viện điều trị không? Mức độ nguy hiểm và chi phí cho 1 ca tán sỏi là bao nhiêu? Em cám ơn BS! (Tran Yen)
  • Em 24 tuổi, đã quan hệ T*nh d*c nhiều lần. Xin hỏi Mangyte, quan hệ nhiều lần như vậy thì tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không? Trước khi tiêm có xét nghiệm gì không? Em nên tiêm Thu*c đó ở đâu, bao nhiêu tiền một mũi Thu*c? Mong Mangyte tư vấn giúp em với ạ! (Trúc Mai - Đồng Nai)
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY