Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

5 tác dụng chữa bệnh của cây cóc mẳn Y học cổ truyền

Cây cóc mẳn còn có những tên khác, như cỏ the, cúc mẳn, cúc ma, cây Thu*c mộng, cây trăm chân, cóc ngồi (miền Nam); thạch hồ tuy, địa hồ tiêu, cầu tử thảo, nga bất thực thảo...
cây cóc mẳn">cây cóc mẳn còn có những tên khác, như "cỏ the", "cúc mẳn", "cúc ma", "cây Thu*c mộng", "cây trăm chân", "cóc ngồi" (miền Nam); "thạch hồ tuy", "địa hồ tiêu", "cầu tử thảo", "nga bất thực thảo"...

Cóc mẳn là một loại cỏ nhỏ, thân mềm, mọc bò lan, cành lòa xòa mọc sát mặt đất.

Theo Đông y, cóc mẳn có vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi.

Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh của cây cóc mẳn.

Chữa viêm mũi:

Bài 1: Dùng cây cóc mẳn tươi, rửa sạch, hong khô, giã nát vắt lấy nước cốt, nhỏ vào mũi ngày 1-2 lần, mỗi lần 2-3 giọt, khi nhỏ nằm ngửa 20-30 phút; liên tục 1 tuần (1 liệu trình); nói chung sau 1-3 liệu trình là có kết quả.

Bài 2: Vò nát cây cóc mẳn tươi, vê tròn rồi nhét vào lỗ mũi. Tác dụng thông mũi, tiêu viêm rất tốt.

Lưu ý: Những đơn Thu*c trên không chỉ sử dụng để chữa viêm mũi dị ứng. Đối với các loại viêm mũi khác, như viêm mũi cấp, viêm mũi đơn thuần mạn tính, viêm xoang mũi... cũng có tác dụng khá tốt.

Chữa cảm cúm

Bài 1: Dùng cây cóc mẳn tươi 100g, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút rượu trắng, chia 2 lần uống trong ngày; uống ấm (trước khi uống hâm lại cho ấm). Có tác dụng khu phong tán hàn, chống virut. Dùng chữa cúm thể phong hàn (cảm lạnh, với các triệu chứng: phát sốt, sợ lạnh, tắc mũi, mũi chảy nước, đau đầu, đau mình mẩy,...)

Bài 2: Dùng cóc mẳn phơi khô, tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g (trẻ nhỏ giảm nửa liều), chiêu bằng nước ấm. Có tác dụng phát tán phong hàn, kháng virut. Dùng chữa bệnh cúm mới phát, với những biểu hiện thuộc thể phong hàn.

Một số đơn Thu*c khác có dùng cây cóc mẳn:

Bài 1: Chữa ho gió (do ngoại cảm): Cóc mẳn (khô 15g hoặc 30g tươi), nước 500ml, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Bài 2: Chữa trĩ lở loét sưng đau: Dùng cóc mẳn tươi, khoảng một nắm, giã đắp, băng cố định.

Bài 3: Chữa viêm da thần kinh: Dùng cóc mẳn xát vào chỗ da bị bệnh, có tác dụng chống ngứa, tiêu viêm.

Lương y:

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-5-tac-dung-chua-benh-cua-cay-coc-man-y-hoc-co-truyen-15132.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong trường hợp chữa u tuyến tiền liệt hoặc phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, một số loài thảo mộc có thể đi giúp bạn điều trị bệnh và tránh cho bạn không phải trải qua phẫu thuật.
  • Tự kỷ đang ám ảnh nhiều gia đình có con nhỏ vì căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng và chưa có phương pháp chữa khỏi.
  • Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo.
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY