Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bà bầu có cắt trĩ được không hay đợi sinh xong? (bị nặng)

Bà bầu có cắt trĩ được không? Có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc của nhiều thai phụ. Hãy tìm hiểu ngay vấn đề này qua bài viết sau.

bị bệnh trĩ khi mang thai khiến chị em phụ nữ gặp nhiều khó khăn. tình trạng trĩ nặng, các biến chứng nguy hại có thể xảy ra, đe dọa sức khỏe của cả mẹ và bé. vậy, bà bầu có cắt trĩ được không? đây là thắc mắc được nhiều thai phụ đưa ra. bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Bệnh trĩ khi mang thai gây ra tác hại gì?

Cũng tương tự như bệnh trĩ đối với người bình thường, bà bầu bị bệnh trĩ sẽ gặp khó khăn trong vấn đề đi đại tiện. bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho thai phụ như tình trạng ẩm ướt hậu môn tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đau hậu môn, phân lẫn máu, hậu môn bị sưng đỏ,…

Nếu không có biện pháp khắc phục, bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai có thể gây ra biến chứng nguy hại. Điển hình là tình trạng sa búi trĩ, xuất huyết hậu môn,…khiến thai phụ suy nhược cơ thể, ảnh hưởng cho cả mẹ và sự phát triển của em bé trong bụng.

Trường hợp bà bầu mắc bệnh trĩ trong lần mang thai đầu tiên. kết hợp với quá trình sinh thường có thể sẽ bị trĩ nặng hơn trong lần mang thai thứ hai. nguyên nhân là do các cơ quan tại khu vực này chưa phục hồi lại bình thường. các búi trĩ có thể nhỏ như hạt đậu hoặc thậm chí có trường hợp to bằng một quả nho.

Bà bầu có thể mắc trĩ nội hoặc trĩ ngoại. tuy nhiên, các triệu chứng mà bệnh gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. bà bầu thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy ở hậu môn, đau rát khi đi đại tiện. nếu bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn nặng, trực tràng – hậu môn có thể bị xuất huyết nguy hiểm.

Bà bầu bị trĩ nặng có cắt trĩ được không hay đợi sinh xong?

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, việc cắt trĩ cho bà bầu khá nguy hiểm. chính vì thế, thay vì phẫu thuật xâm lấn, trong thời gian mang thai phụ nữ bị trĩ sẽ được chỉ định sử dụng một số loại Thu*c uống hoặc đặt hậu môn để kiểm soát bệnh. trường hợp bà bầu bị trĩ nặng, biện pháp phẫu thuật sẽ được cân nhắc, tuy nhiên chỉ thực hiện sau khi sinh.

Nguyên nhân là vì, khi cắt trĩ, người bệnh bắt buộc phải sử dụng Thu*c kháng sinh hoặc Thu*c gây tê để giảm đau trong quá trình điều trị. Thế nhưng những loại Thu*c này là các dạng tối kỵ đối với phụ nữ mang thai. Chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây dị tật bẩm sinh. Không những thế, cắt bỏ búi trĩ có thể tác động tiêu cực đến vùng chậu cũng như sức khỏe của thai phụ.

Tình trạng bệnh trĩ như thế nào thì bà bầu cần phải phẫu thuật cắt trĩ? cụ thể, giai đoạn bệnh trĩ chuyển biến nặng, búi trĩ sưng to khiến hậu môn bị đau rát dữ dội, kèm theo đó, bà bầu không thể đi đại tiện được bình thường. ngoài ra, nếu bệnh có dấu hiệu hình thành biến chứng thì phẫu thuật là giải pháp cuối cùng được áp dụng.

Tuy nhiên, bác sĩ sẽ dựa vào những trường hợp cụ thể để có biện pháp điều trị phù hợp nhất, đảm bảo sức khỏe cho hai mẹ con. thông thường, thời điểm thích hợp để tiến hành phẫu thuật là ít nhất 6 tuần sau khi bà bầu sinh xong. khi đó, các mô cơ ở hậu môn đã hoạt động lại tương đối bình thường. người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.

Khắc phục triệu chứng trĩ cho bà bầu

Trường hợp bà bầu bị trĩ nhẹ, bệnh chưa chuyển biến phức tạp thì áp dụng biện pháp khắc phục triệu chứng tại nhà là sự lựa chọn của nhiều người. dưới đây là một số phương pháp giảm đau, ngứa tạm thời, bạn đọc có thể tham khảo:

Ngâm nước ấm: Trực tràng – hậu môn bị tổn thương dẫn đến đau rát, khó chịu nhất là khi bà bầu ngồi. Lúc này, bạn có thể sử dụng nước ấm để ngâm hậu môn. Phương pháp giúp khắc phục cảm giác khó chịu nhanh chóng tại nhà. Lưu ý sử dụng nước ấm vừa đủ, ngâm rửa hậu môn trong khoảng 10 – 15 phút, mỗi ngày có thể thực hiện vài lần. Nhiệt độ của nước sẽ giúp máu huyết lưu thông đến trực tràng – hậu môn tốt hơn, giảm đau ngứa.

Chườm lạnh: Chườm đá lạnh lên hậu môn là một trong những cách giảm đau hiệu quả được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, bà bầu không nên sử dụng đá lạnh lăn trực tiếp lên hậu môn. Sử dụng khăn mỏng sạch hoặc gạc y tế quấn quanh viên đá, ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng túi chườm chuyên dụng. Lăn đá lạnh lên hậu môn để cải thiện tình trạng sưng đau khá hiệu quả.

Vệ sinh hậu môn: Bà bầu nên giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Đây là cách giúp các búi trĩ không lớn hơn gây hại. Lựa chọn giấy vệ sinh, khăn bông mềm để bảo vệ sức khỏe cho khu vực này. Nhất là bảo vệ các búi trĩ không bị tổn thương gây ra viêm nhiễm trầm trọng hơn.

Ngoài ra, bà bầu có thể áp dụng một số phương pháp dân gian, sử dụng lá thảo dược nấu nước ngâm hậu môn để khắc phục tình trạng đau rát. tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chị em nên tham vấn trước với ý kiến của bác sĩ sản khoa.

Trường hợp trĩ nặng, xuất hiện biến chứng chị em nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị cho từng đối tượng bệnh nhân. bà bầu không nên tự ý mua và sử dụng Thu*c, kem bôi,…vì Thu*c tân dược có thể gây tác dụng phụ cho mẹ và bé.

Phòng ngừa bệnh trĩ cho bà bầu

Bệnh trĩ có thể gây ra nhiều vấn đề cho bà bầu trong suốt thai kỳ, nhất là khi mắc bệnh trong tam cá nguyệt cuối cùng. do đó, để bảo vệ sức khỏe, chị em phụ nữ nên có biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ từ bây giờ, để quá trình mang thai được an toàn và thuận lợi nhất:

Bà bầu nên bổ sung các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như ngũ cốc, rau xanh, trái cây,…giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt là tránh được tình trạng táo bón lâu ngày gây nên bệnh trĩ khó chịu.

Trên đây là thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc: “bà bầu có cắt trĩ được không?”. như đã đề cập, bệnh trĩ có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. tuy nhiên, trong quá trình mang thai, chị em không thực hiện cắt trĩ. trường hợp nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện khi thai phụ đã sinh xong.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/ba-bau-co-cat-tri-duoc-khong)
Từ khóa: cắt trĩ

Chủ đề liên quan:

bà bầu cắt trĩ

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người bỗng dưng thích yêu, nghiện yêu sau khi mang thai nhưng phần đông chị em thường hoảng sợ mỗi khi nhắc tới chuyện yêu chồng.
  • Rất nhiều “bà bầu công sở” thường cố gắng làm đến tháng cuối mới nghỉ. Họ đâu biết, nhiều thói quen “có thâm niên” của mình tại nơi làm việc sẽ không tốt cho thai nhi.
  • Có những điều khoản ban hành dành cho phụ nữ mang thai. Bạn nên tham khảo để biết rõ quyền lợi lao động dành cho mình trong thời kỳ thai nghén.
  • Thiếu hiểu biết, vô tư, vô tâm, nhiều trẻ vị thành niên có thai 3- 4 tháng mới vô tình biết mình có thai.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Chị Mai hớt hải đến phòng khám cầu cứu “Hơn một năm nay, chồng em quan hệ bất chính bên ngoài. Từ đó, V*ng k*n của em thường có mụn nhỏ....
  • Hoa và lá thiên lý là món ăn dân giã của miền quê nghèo, hoa thiên lý chữa được nhiều bệnh trong đó cả bệnh trĩ ngoại và sa dạ con.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đăng ký một khóa yoga cho bà bầu nhưng không muốn đi xa. Ở quận Phú Nhuận có địa chỉ nào dạy yoga cho bà bầu không Mangyte ơi? Xin giúp tôi với. Tôi xin chân thành cảm ơn. (Hoài Lam - TPHCM)
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Chào Mangyte.vn, Vợ tôi có bầu 7 tháng rưỡi, bây giờ cô ấy cảm thấy nặng nề và hay khó chịu. Tôi muốn làm gì đó giúp cô ấy thoải mái hơn, tôi nghĩ có thể massage sẽ tốt. Nhờ Mangyte hướng dẫn giúp ở đâu có dịch vụ massage cho bà bầu? Chân thành cảm ơn! (Trung Nghĩa - nghiaves…@yahoo.com.vn)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY