Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Bài Thuốc Nam trị phong thấp Y học cổ truyền

Phong thấp là bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng không hiếm người ở độ tuổi 20 - 40 cũng mắc bệnh. Bệnh diễn biến dai dẳng.
Phong thấp là bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng không hiếm người ở độ tuổi 20 - 40 cũng mắc bệnh. Bệnh diễn biến dai dẳng. Khi thời tiết thay đổi thất thường, người bệnh rất khổ sở. Ban đầu là sưng đau các khớp ngón tay và cổ tay. Sau đó, chuyển dần tới khuỷu tay, mắt cá chân và các khớp khác. Ðặc trưng của bệnh là các khớp sưng đau có tính chất đối xứng. Khi trở thành mạn tính, người bệnh sẽ thêm triệu chứng cứng chân, cứng tay vào sáng sớm khi ngủ dậy, cơ thể suy nhược... y học cổ truyền có nhiều bài Thuốc nam trị bệnh rất phong phú và hiệu quả. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Khi thời tiết thay đổi, người bệnh đau nhức khớp âm ỉ, khó ngủ trằn trọc, đi lại khó khăn. Dùng một trong các bài:

Bài 1: thạch xương bồ, tang chi, rễ cỏ xước, cam thảo mỗi vị 12g; thổ phục linh, rễ bưởi bung mỗi vị 16g; nam tục đoạn 20g; quế 10g. Các vị rửa sạch cho vào nồi, đổ 1 lít nước, sắc lọc bỏ bã lấy 350ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 2: ngải diệp, kinh giới, trinh nữ mỗi vị 16g; ngũ gia bì, cẩu tích mỗi vị 12g; thổ phục linh 20g; quế chi, thiên niên kiện mỗi vị 10g. Các vị rửa sạch cho vào nồi, đổ 1 lít nước, sắc lọc bỏ bã lấy 350ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Người bệnh có biểu hiện khớp gối đau mỏi, chân tay lạnh, cứng khớp, cơ thể suy nhược, đi đứng chậm chạp (thể hàn thấp), dùng một trong các bài:

Bài 1: phòng phong, quế chi, thiên niên kiện mỗi vị 10g; kinh giới, kê huyết đằng, nam tục đoạn, rễ bưởi bung mỗi vị 16g; tế tân, xuyên khung, cà gai leo, cẩu tích, chích thảo mỗi vị 12g. Các vị rửa sạch cho vào nổi, đổ 1 lít nước sắc lọc bỏ bã còn 350ml. Chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 2: hà thủ ô (chế), rễ cúc tần, nam tục đoạn mỗi vị 12g; thổ phục linh, độc hoạt, đơn hoa mỗi vị 16g; rễ cây xấu hổ, cỏ xước, thiên niên kiện mỗi vị 20g; quế chi 10g. Các vị rửa sạch cho vào nồi, đổ 1 lít nước sắc lọc bỏ bã lấy 350ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Người bệnh có biểu hiện đau khớp chạy từ khớp này đến khớp kia, có thể sốt, đau tức ngực, khó thở, toàn thân mệt mỏi (thể phong thấp). Dùng một trong các bài:

Bài 1: xuyên khung, đan sâm, phòng phong, ngưu tất, bạch thược, đương quy, mỗi vị 12g; kinh giới, ngải diệp, thổ phục linh, độc lực, kê huyết đằng, mỗi vị 16g; thục địa 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 2: hoài sơn, ngũ gia bì, nam tục đoạn, độc hoạt, kinh giới, mỗi vị 16g; liên nhục, cẩu tích, hà thủ ô (chế), đơn hoa, hy thiêm, mỗi vị 12g; phòng phong 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Người bệnh có biểu hiện đau vai cổ, đau lan xuống một bên cánh tay, đầu khó cử động, có cảm giác tê bì. Dùng một trong các bài:

Bài 1: ngưu tất, ngải diệp, kinh giới, mỗi vị 16g; thiên niên kiện, đương quy, thạch xương bồ, mỗi vị 12g; quế chi, trần bì, phá cố chỉ, tế tân, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang (uống nóng).

Bài 2: thổ phục linh 20g; ngải diệp, rễ cỏ xước, rễ bưởi bung, mỗi vị 16g; hà thủ ô (chế), nam tục đoạn, lá lốt, rễ cúc tần, cà gai leo, chích thảo, mỗi vị 12g; quế chi, thiên niên kiện, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang, uống nóng.

Lương y

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bai-thuoc-nam-tri-phong-thap-y-hoc-co-truyen-15103.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY