Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không, liệu có nặng hơn?

Bệnh trĩ sau khi sinh thường không tự khỏi nếu không có phương pháp điều trị phù hợp. Vì thế, các bà mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

bệnh trĩ sau khi sinh dần trở thành nỗi ám ảnh lớn không chỉ riêng bà mẹ bỉm sữa mà còn gặp ở những bà mẹ chuẩn bị lâm bồn. tình trạng này làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe cũng như tâm lý của các bà mẹ. vậy, bệnh trĩ sau khi sinh có tự khỏi không và cần có những biện pháp nào để khắc phục? bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.

Tại sao phụ nữ thường hay bị trĩ sau sinh?

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh dễ xảy ra và phát triển nhanh ở mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ mang thai và cho con bú. vì đây là thời điểm mà người phụ nữ nói không với Thu*c tây y nhằm đảm bảo sự phát triển của con trẻ không bị vấn đề. bên cạnh đó, những thay đổi trong cơ thể của người mẹ trong quá trình mang thai hay việc “vượt cạn” là những tác nhân khiến bệnh trĩ hình thành và phát triển “không phanh”.

Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác khiến phụ nữ dễ bị bệnh trĩ sau khi sinh, như:

    Táo bón: Chế độ ăn uống không phù hợp, ăn ít rau xanh, uống ít nước là một trong những nguyên nhân chính gây táo bón. Ngoài ra, bệnh táo bón còn được hình thành do mẹ bầu ngồi hay nằm nhiều khiến phân lưu lại tại ruột lâu hơn, tái hấp thụ nước. Nếu tình trạng táo bón không có biện pháp khắc phục phù hợp rất dễ dẫn sự hình thành của bệnh trĩ;
  • Trọng lượng của cơ thể thai nhi và túi nước ối: Trọng lượng của cơ thể và sức ép của túi nước ối ngày một lớn đã đè áp lên tĩnh mạch đồng tạo áp lực lên vùng hậu môn trực tràng khiến cho tĩnh mạch bị giãn quá mức và hình thành búi trĩ;
  • Rặn mạnh và rặn nhiều khi chuyển dạ: Việc rặn nhiều, rặn mạnh hay, rặn không đúng cách hay việc tử cung mở to đã tăng áp lực cho khoang chậu và hậu môn, khiến cho búi trĩ bị sa ra ngoài;
  • Có tiền sử mắc bệnh trĩ: Bị trĩ ở quá trình mang thai 3 tháng cuối là bàn đạp thuận lợi cho bệnh trĩ phát triển mạnh sau khi sinh con. Thậm chí, tình trạng bệnh trĩ có xu hướng diễn biến nặng hơn và gây chảy máu. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, nồng độ progesterone thường tăng cao, khiến cho tĩnh mạch bị giãn và ứ máu. Do đó, bệnh trĩ dễ tái phát trở lại trong tương lai gần.

Bệnh trĩ sau khi sinh có tự khỏi không? Có nặng hơn không?

Trên thực tế, hầu như các trường hợp mắc bệnh trĩ sau khi sinh không thể tự khỏi nếu không có giải pháp khắc phục phù hợp.

Như vừa được đề cập ở trên, đa phần bệnh trĩ thường chuyển biến nặng hơn do khi mang thai trọng lượng của thai nhi và túi nước ối ngày càng nặng đã đè lên tĩnh mạch trĩ khiến chúng bị giãn nở quá mức. lý do khác là do quá trình “vượt cạn” cần rặn mạnh và rặn nhiều đã khiến búi trĩ càng phình to, thậm chí bị sa ra ngoài ống hậu môn.

Theo sự ghi nhận của các chuyên gia, đã có nhiều trường hợp các mẹ bầu chỉ mắc bệnh trĩ giai đoạn nhẹ và sau quá trình sinh đẻ bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn nặng hơn. khi đó, búi trĩ bị sa ra ngoài và không có khả năng co lại. điều này khiến không ít bà mẹ chịu phải những cơn đau dữ dội, máu xuất hiện ngày càng nhiều khi đi đại tiện.

Do đó, khi có dấu hiệu mắc bệnh trĩ, các bà mẹ nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để có những phương pháp điều trị phù hợp, đồng thời phòng ngừa bệnh tình chuyển biến tiêu cực làm ảnh hưởng đến sức khỏe và lối sinh hoạt thường ngày.

Một số lời khuyên của chuyên gia cho mẹ bỉm sữa mắc bệnh trĩ

Bên cạnh việc điều trị bệnh trĩ theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, các bà mẹ bỉm sữa cần lưu ý thêm một số vấn đề để đẩy nhanh thời gian lành bệnh. dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia:

Tăng cường bổ sung nhiều chất xơ

Các bà mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học nhưng vẫn đảm bảo chế độ kiêng cữ sau sinh để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. tốt nhất, nên bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất từ cá, thịt, trứng, sữa,… đặc biệt là thực phẩm có nhiều chất xơ để bệnh trĩ mau khỏi. một số thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như: rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc, lúa mì, ngô, yến mạch,…

Bên cạnh đó, cần tránh xa các thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, các chất kích thích như: bia, rượu, Thu*c lá, cà phê, trà đặc,… Đồng thời nên uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn để hỗ trợ điều tiêu hóa.

Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày

Nhiều sản phụ thường có thói quen nằm hoặc ngồi nhiều một chỗ sau khi sinh, một lý do điển hình là vết thương đường may chưa lành hẳn hoặc còn bị đau, ở một lý do khác là lười vận động. tuy nhiên, điều này chỉ khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, tay chân kém linh hoạt, đặc biệt là bệnh trĩ càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách tốt nhất cho các bà mẹ vẫn còn đau sau khi sinh là nên đi lại nhẹ nhàng quanh nhà, tránh ngồi nhiều hay ngồi quá lâu tại một chỗ, chỉ nên kiêng vận động từ 2 – 3 ngày đầu. Khi sức khỏe đã dần ổn định, có thể kết hợp một số bài tập vận động nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu cũng như giúp cơ thể được thư giãn.

Tập thói quen đi vệ sinh khoa học

Các chuyên gia cho biết, việc đi đại tiện khoa học là một trong những biện pháp đẩy lùi bệnh trĩ sau sinh hiệu quả. tuyệt đối không được nhịn đại tiện quá lâu, tốt nhất là nên đi vệ sinh ngay khi cảm thấy mót và cố gắng hình thành thói quen đi đại tiện vào khung giờ nhất định.

Bên cạnh đó, các bà mẹ không nên rặn mạnh khi đi vệ sinh, bởi điều này sẽ tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch ở trực tràng và làm tăng kích thước của búi trĩ. Đồng thời, không cầm theo thiết bị điện tử khi đi đại tiện và nên sử dụng giấy vệ sinh loại mềm, không mùi thơm.

Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng quá mức

Cơ thể luôn bị căng thẳng, mệt mỏi kéo dài bởi việc chăm sóc con nhỏ và gia đình ảnh hưởng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến bệnh trĩ sau sinh trở nặng hơn. do đó, các bà mẹ nên giữ cho tinh thần luôn thoải mái, hạn chế nghĩ ngợi nhiều, suy nghĩ tích cực, lạc quan.

Song song việc chăm sóc con trẻ, các bà mẹ nên dành thời gian cho bản thân được nghỉ ngơi. Đồng thời, dành thời gian chia sẻ với chồng và người thân để nhận được sự giúp đỡ, phòng tránh tình trạng trầm cảm sau khi sinh.

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa

Sau một thời gian điều trị nhưng bệnh trĩ không có dấu hiệu thuyên giảm, các bà mẹ nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. tuyệt đối không được tự ý sử dụng Thu*c chữa bệnh trĩ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. việc sử dụng Thu*c không đúng cách, đúng liều lượng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và cả con trẻ thông qua việc cho bú.

Bài viết đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi bệnh trĩ sau khi sinh có khỏi không cũng như một số lời khuyên bổ ích từ chuyên gia để khắc phục bệnh trĩ được nhanh chóng. hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bà mẹ bỉm sữa tránh khỏi bệnh trĩ, mang lại một sức khỏe tốt để chăm sóc con yêu và gia đình nhỏ của mình.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin hữu ích cho bạn đọc:

    Bệnh trĩ có di truyền không?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-tri-sau-sinh-co-tu-khoi-khong)

Chủ đề liên quan:

bệnh tr bệnh trĩ sau sinh tự khỏi

Tin cùng nội dung

  • Y học cổ truyền coi trọng các biện pháp dự phòng và chữa trị bệnh trĩ bằng tập luyện.
  • Ngoài giá trị làm thức ăn và làm Thu*c hoa thiên lí thần dược trị bệnh trĩ, chỉ 4 - 5 lần đã thấy hiệu quả.
  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Cũng là bệnh, nhưng những bệnh lý tim mạch, tiểu đường… thường được khổ chủ chia sẻ khi gặp bạn bè, nhưng bệnh trĩ và táo bón thường bị giấu nhẹm.
  • Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY