Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tâm thần hôm nay

Các rối loạn tấn công: rối loạn tâm thần

Nhận biết được vấn đề này một phần là do sự nâng cao ý thức về quyền của phụ nữ và một phần là những người phụ nữ cũng hiểu rằng họ không được phép chấp nhận bị lạm dụng

Nhận định tình trạng rối loạn tấn công

Những hành động có cân nhắc, tính toán nhằm gây tổn hại về cơ thể hoặc vật chất cho người khác. Sự kích động và quậy phá là các triệu chứng hơn là bệnh và hầu hết chúng không liên quan gì với các trạng thái bệnh lý. Các thầy Thu*c lâm sàng cũng không đủ khả năng để dự báo chính xác hành vi nguy hiểm. Tùy theo đặc điểm dân cư, người chuẩn bị kích động thường là nam giới, tuổi dưới 25 thường từ tầng lớp kinh tế xã hội thấp, sống ở trung tâm thành phố. Các rối loạn này thường liên quan đến trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách, hưng cảm, Paranoia, rối loạn chức năng thùy thái dương hoặc các trạng thái loạn thần thương tổn.

Việc sứ dụng steroid đồng hoá ở một số vận động viên điền kinh cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện các hành vi quậy phá sau này.

Ở Mỹ, một tỉ lệ đáng kể các trường hợp Tu vong do quậy phá là có liên quan đến rượu. Với một lượng rượu nhỏ cũng cỏ thể gây ra trạng thái ngộ độc bệnh lý giống như trạng thái rốì loạn tâm thần thực tổn cấp tính. Các amphetamin, cocain mạnh và các chất kích thích khác cũng thường gây ra những hành vi quậy phá. Phencyclidin cũng là một loại Thu*c thường gây ra những hành vi gây rổi, đôi khi mang tính chất kì dị và một phần là do hạ thấp ngưỡng cảm giác đau. Rối loạn xung động thường có đặc điểm lạm dụng cơ thể, chủ yếu là của chồng (hoặc vợ) hay con cái; ngộ độc bệnh lí; sinh hoạt T*nh d*c cưỡng bức và lái xe bạt mạng.

Những hành vi đánh đập, hành hạ trong gia đình nhiều hơn rất nhiều so với người ta nghĩ trước đây. Nhận biết được vấn đề này một phần là do sự nâng cao ý thức về quyền của phụ nữ và một phần là những người phụ nữ cũng hiểu rằng họ không được phép chấp nhận bị lạm dụng. Khoảng 20 - 50% các vụ Gi*t người ở Mỹ là xẩy ra trong các gia đình. Cảnh sát được gọi đến để giải quyết xung đột gia đình còn nhiều hơn tất cả các vụ hình sự khác cộng lại. Trẻ em sống trong những gia đình như vậy thường cũng trở thành nạn nhân của sự lạm dụng.

Đặc điểm chung của những người bị nghi ngờ có lạm dụng thể xác hoặc T*nh d*c kéo dài thường là hung hãn, cô độc thù hằn, thụ động trong các mối quan hệ, cảm giác bị là “vật tế thần”, không tin vào sự chân thật, phân ly về cảm xúc. Họ có xu hướng thể hiện sự đau khổ tâm lý kèm theo các triệu chứng cơ thể, thường là cảm giác đau. Họ cũng có thể có các triệu chứng liên quan đến stress sau sang chấn như đã đưa ra ở trên. Bác sĩ cần phải nghi ngờ tất cả những tổn thương không được giải thích đầy đủ, đặc biệt những tai họa đó lại tái xuất hiện.

Điều trị

Tâm lý

Việc xử trí bất kì một cá nhân gây rối nào cũng bao gồm cả cách thức tâm lý phù hợp. Đi lại, nói năng chậm rãi, tự tin và đánh giá đúng tình huống. Cố gắng tạo dựng hệ thống làm giảm thiểu những hành vi gây rối, hạn chế những cá nhân hoặc những thứ đe doạ đến người gây rối. Không đe doạ hoặc lạm dụng và cũng không làm nhục cá nhân trước đám đông. Không được phép có vũ khí trong khu vực. Có thể đối thoại với người gây rối và việc này sẽ góp phần làm dịu vấn đề. Thức ăn và đồ uống cũng làm cho tình hình đỡ căng thẳng (ví dụ, Thu*c lá cho người nghiện Thu*c). Chân thành là điều hết sức quan trọng. Không hứa bừa giúp đỡ, hỗ trợ tính tự trọng của người bệnh và tiếp tục động viên người bệnh cho đến khi tình huống được kiểm soát. Dạng người này sẽ thực hiện tốt hcm nếu có sự kiểm soát chặt chẽ từ bên ngoài thay thế cho sự thiếu kiểm soát bên trong trong một thời gian dài. Giám sát án treo chặt chẽ, thực thi luật nghiêm chỉnh cũng là những trự giúp rất tốt. Một điểm nữa cũng hết sức chú ý là giúp đỡ cá nhân tránh xa các Thu*c (ví dụ, hội những người không uống rượu). Nạn nhân lạm dụng Thu*c phải được điều trị như bất kì bệnh nhân bị chấn thương nào và cũng không phải là hiếm trường hợp có các rối loạn stress sau sang chấn.

Dược học

Cần phải dùng đến Thu*c khi các phương pháp tâm lý không có hiệu quả. Điều này đặc biệt đúng với những bệnh nhân loạn thần hoặc kích động. Thu*c lựa chọn trong giải quyết trạng thái loạn thần tấn công là Haloperidol, 5 - 10 mg tiêm bắp, mỗi giờ một lần cho đến khi các triệu chứng dịu đi. Các Thu*c an dịu benzodiazepin (ví dụ; diazepam, 5 mg uống hoặc tiêm bắp cứ vài giờ một lần) cũng có thể được dùng cho kích động vừa hoặc nhẹ. Tuy nhiên đối với bệnh nhân loạn thần và phá phách nghiêm trọng thì nên dùng Thu*c an thẩn là chủ yếu. Đối với những trạng thái hung tính dai dẳng nhất là trong chậm phát triển hoặc tổn thương não (trừ các tình trạng thực thể và các Thu*c như các Thu*c kháng Cholinergic với lượng đủ gây lú lẫn) thì nên dùng Propranolol, 40 - 240 mg/ngày, đường uống hoặc Pindolol, 5 mg/ 2 lần ngày uống (Pindolol ít gây ra chậm nhịp tim vá hạ huyết áp). Carbamazepin và acid valproic cũng có hiệu quả trong việc điều trị các rối loạn hung dữ và bùng nổ, nhất là khi có liên quan đến tổn thương não đã rõ hoặc nghi ngờ. Lithium và SSRI cũng có tác dụng đối với một số trạng thái bùng nổ; còn đối với trạng thái hung dữ nhất là ở người bệnh chậm phát triển tâm thần có thể uống Buspiron (10 - 45 mg/ngày).

Các phương pháp vật lý

Cần dùng đến các biện pháp vật lý nếu như các liệu pháp Thu*c và tâm lý tỏ ra không hiệu quả. Phải có đủ người (khoảng 5 đến 6 người) khỏe mạnh, nhanh nhẹn để có thể đảm bảo kiểm soát được tình hình bởi bệnh nhân không đủ khả năng làm chủ bản thân. Cách này thường ngăn ngừa nhu cầu kiềm chế vật lý thực sự. Nếu không đủ người thì có thể chỉ cần hai người sử dụng đệm giường cá nhân để có thể dồn bệnh nhân vào góc phòng, tránh gây thương tổn cho mọi người và bệnh nhân. Chỉ sử dụng phòng cách ly khi cần thiết (cũng có thể sử dụng phòng cách ly ngoại trú) và bệnh nhân phải đứợc theo dõi thường xuyên. Việc thiết kế phòng cách ly và hành lang tất quan trọng. Hành lang chật chội, không gian hẹp và đông đúc càng làm tăng thêm tiềm năng gây rối ở bệnh nhân lo âu.

Các biện pháp khác

Việc chữa trị các nạn nhân (ví dụ, phụ nữ bị hành hạ) là rất khó. Vấn đề càng phức tạp thêm khi họ miễn cưỡng phải thoát ra khỏi hoàn cảnh. Với nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường nhất vẫn là sợ bị hành hạ nhiều hơn nếu họ rời nhà. Họ hy vọng rằng tình hình sẽ dịu đi (mặc dù ngày càng xấu đi); và khía cạnh tài chính của vấn đề, ít khi nào người phụ nữ lại được lợi. Lo lắng cho con cái nên cuốì cùng người phụ nữ cũng phải tìm đến sự giúp đỡ. Bước đầu tiên để đưa người phụ nữ vào tình huống điều trị là tạo dựng sự ủng hộ, động viên của người khác cũng đã từng trong hoàn cảnh tương tự. Hội những người không uống rượu cũng là một trong những dạng hoạt động phù hợp nếu như có yếu tố rượu. Nhóm có thể động viên nạn nhân trong khi người phụ nữ có thêm sức mạnh để xem xét sự lựa chọn mà không bị sự sợ hãi bao trùm. Hiện nay ở nhiều thành phố đã có các trung tâm tư vấn để tư vấn các vấn đề khẩn cấp mang tính tức thời. Phải khai thác các lĩnh vực khác nhau, chú ý đến những vấn đề y tế hoặc tâm thần và duy trì sự quan tâm, thông cảm. Ở một số bang đã yêu cầu thầy Thu*c phải trình báo với các nhà chức trách cảnh sát về những chấn thương do lạm dụng, hành hạ.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantamthan/chan-doan-va-dieu-tri-cac-roi-loan-tan-cong/)

Tin cùng nội dung

  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY