Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Cách trị ho cho trẻ em bằng phương pháp y học cổ truyền

Con tôi thường xuyên bị ho, điều trị nhiều Thu*c tây y, nhưng bé vẫn bị tái phát, giờ tôi muốn cho bé điều trị bằng y học cổ truyền. Xin bác sĩ tư vấn giúp.

(Thúy Vy - Bà Rịa Vũng Tàu)

Ho là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống đời thường, gặp ở mọi lứa tuổi nam cũng như nữ trong đó phổ biến nhất là trẻ em, ho để lại nổi lo cho bậc làm cha mẹ, vì ho do nhiều nguyên nhân khác nhau nên trong điều trị phải hết sức thận trọng và điều trị đúng cách. Đặc biệt điều trị ho bằng phương pháp được sử dụng nhiều trong dân gian, vì ông cha ta có những bài Thu*c dân gian có thể trị ho cho trẻ rất công hiệu mà không ảnh hưởng gì đến tình trạng sức khoẻ của bé.

- Điều trị ho cho bé bằng uống mật ong trước giờ đi ngủ

Theo các bác sĩ của BV.Nhi bang Pennsylvania (Hoa Kỳ) đã rút ra kết luận, sau khi thử nghiệm trên 105 bé. Kết quả, ở những bé được uống mật ong trước giờ ngủ, các cơn ho đêm giảm đáng kể, bé ngủ ngon và ngủ sâu hơn. Cách dùng là cho bé uống một thìa cafe mật ong nguyên chất trước khi đi ngủ, và chỉ dùng em đã trên 1 tuổi.

- Quất hồng bì ngâm đường phèn

Áp dụng được cho cả trẻ dưới 1 tuổi, trong quất hồng bì có chứa tinh dầu giúp kích thích hệ hô hấp, long đờm và tống đờm ra ngoài. Ngoài ra vitamin C trong quất hồng bì còn giúp trẻ tăng sức đề kháng và chống cảm cúm, mỗi ngày một thìa quất hồng bì ngâm đường phèn không những có tác dụng chữa ho em, mà còn rất có lợi nhiều mặt cho sức khỏe của trẻ

- Cam nướng chữa ho cho trẻ em

Quả cam tươi, màu vàng, rửa sạch ngâm nước muối thật sạch, nướng bằng lò vi sóng rồi bóc vỏ cho bé ăn, có tác dụng cầm ho và giảm đờm, đây là cáchchữa ho trẻ emđược nhiều bé ưa thích vì cam nước có mùi vị rất thơm

- Lá hẹ hấp đường phèn

Ngoài tác dụngchữa ho cho trẻ em, hẹ còn có công dụng trị cảm ho, sốt sổ mũi, hẹ rất lành tính và cách làm rất đơn giản, chọn từ 5 - 10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy và cho bé uống 2 lần/ngày, mỗi ngày từ 2 - 3 thìa cà phê sẽ dịu ngay cơn ho.

- Nước tỏi ngâm mật ong

Giã nát 2 tép tỏi rồi trộn với lượng 2 thìa cà phê mật ong, hấp cách thủy và cho bé uống 1 - 2 lần/ngày, phương pháp này cần lưu ý là không hấp chín tỏi, chỉ cần nếm thử có mùi hắc của tỏi là được, trước khi dùng nên cho bé uống nước lọc.

- Chữa ho bằng cải cúc

Cải cúc rửa sạch, thái nhỏ, trộn với mật ong và hấp cách thủy 20 phút cho ra nước, cho bé uống từ 3 - 5 ngày.

Tóm lại, ho là triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có khi là phản ứng có lợi cho cơ thể trẻ, điều trị ho cho trẻ do đó có khi không đơn giản, cần phải điều trị nguyên nhân, Thu*c trị ho chỉ có tác dụng phụ trợ, chỉ dùng khi cần thiết trong thời gian ngắn, nếu ho ở trẻ kéo dài hoặc có gì đáng ngờ, tốt nhất ta nên đưa trẻ đi khám để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cach-tri-ho-cho-tre-em-bang-phuong-phap-y-hoc-co-truyen-n155548.html)

Tin cùng nội dung

  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY