Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Cẩn trọng với bệnh rối loạn thái dương hàm

Stress, sự ăn khớp của các răng không tốt, mất răng lâu ngày không trồng răng giả có thể tiến triển thành bệnh rối loạn thái dương hàm nguy hiểm.

Rối loạn thái dương hàm là bệnh lý có xu thế gia tăng gần đây. Do bệnh diễntiến thầm lặng, mãn tính lâu dài với những triệu chứng ban đầu nghèo nàn, ít ảnh hưởng đến sinhhoạt của bệnh nhân nên thường được phát hiện chậm trễ.

Khi bệnh tiến triển sẽ dẫn đến việcphá hủy các cấu trúc của khớp thái dương hàm, làm đau khớp, đau cơ, hoạt động nhai, nuốt, nói củabệnh nhân trở nên khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Hàm dưới chúng ta giống như vòng cung, được treo vào sọ não bởi hai khớp tháidương hàm hai bên phải và trái. Các cơ hàm bám xung quanh hàm dưới giúp hàm dưới vận động như há,đóng, sang bên, ra trước.

Các răng trên hàm trên và hàm dưới ăn khớp đúng với nhau giúp sự nhai,nuốt, nói được dễ dàng, thuận lợi. Rối loạn thái dương hàm là hội chứng chỉ các rối loạn ở khớpthái dương hàm, cơ hàm và sự ăn khớp giữa các răng.

Các răng lệch lạc nên chỉnh hình, nếu mất răng cần trồng răng giả càng sớmcàng tốt để phòng ngừa bệnh rối loạn thái dương hàm. Ảnh minh họa: LêPhương.

Một số bệnh nhân có thể thích ứng được nhưng cũng có một số bệnh nhân khôngthích ứng dẫn đến biến dạng và hư hại các cấu trúc giải phẫu trong khớp thái dương hàm, đau khớp,đau cơ, không há miệng được, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Rối loạn thái dương hàm có hai nhóm triệu chứng chính là đau và loạn năng.

- Đau: Đau ở cơ hàm, khớp thái dương hàm, đau xuất hiện khi không hoặc có cử độnghàm.

- Loạn năng: Há miệng hạn chế, không há lớn được, khi há có tiếng kêu lụp cụp ởkhớp thái dương hàm, khi há hàm dưới bị lệch và không thẳng.

Nguyên nhân gây rối loạn thái dương hàm:

- Sự ăn khớp của các răng không tốt, mất răng lâu ngày không trồng răng giả dẫnđến các răng bên cạnh nghiêng vào khoảng mất răng, răng đối diện trồi xuống, các răng mọc lệch lạcgây xáo trộn sự ăn khớp giữa các răng.

- Các miếng trám, răng giả làm sai khiến hàm dưới vận động không thoải mái.

- Chấn thương ở khớp thái dương hàm.

- Thói quen siết chặt răng.

- Stress.

- Khiếm khuyết cấu trúc của khớp thái dương hàm.

- Bệnh lý toàn thân: Viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp.

Rối loạn thái dương hàm cần được phát hiện và điều trịcàng sớm càng tốt. Ngày nay có hai phương pháp là điều trị xâm lấn và không xâmlấn:

- Điều trị không xâm lấn: điều chỉnh hành vi và nhận thức sai của bệnh nhân, vậtlý trị liệu bài tập cho cơ hàm và cổ, điều trị bằng Thu*c để cải thiện triệu chứng, mang máng bằngnhựa cứng trong miệng (máng nhai) để thư giãn cơ, giảm tải lực lên khớp và làm cải thiện sự ăn khớpcác răng của bệnh nhân.

- Điều trị xâm lấn: mài chỉnh trên răng thật loại bỏ các vướng, cộm làm hàm dướivận động không thoải mái, làm răng giả cho các răng đã mất, chỉnh hình các răng lệch lạc, phẫuthuật can thiệp trực tiếp vào khớp thái dương hàm.

Phòng ngừa rối loạn thái dương hàm

- Các răng lệch lạc nên chỉnh hình.

- Không để mất răng (vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng ngừa bệnh nha chu vàbệnh sâu răng)

- Nếu mất răng cần trồng răng giả càng sớm càng tốt.

- Tránh thói quen xấu như siết chặt răng, nghiến răng, cắn vật cứng.

- Nhai hai bên, tránh nhai một bên.

- Không thường xuyên há lớn và lâu.

- Thường duy trì hàm dưới ở tư thế nghỉ: thư giãn cơ, lưỡi đặt mặt trong răngcửa giữa hàm trên, các răng hàm trên và dưới không chạm nhau.

- Giảm stress.

- Tạo lối sống lành mạnh, biết cách thư giãn.

Theo BS Lê Nguyễn KhánhDuy - VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/can-trong-voi-benh-roi-loan-thai-duong-ham-n179791.html)

Tin cùng nội dung

  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh về mắt, thường gặp ở người già. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật (mổ đục thủy tinh thể).
  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY