Khám bệnh hôm nay

Khoa khám bệnh là cơ sở ban đầu trong công tác khám chữa bệnh, tiếp nhận bệnh nhân khi đến viện. Chức năng của khoa khám bệnh bao gồm: khám chữa bệnh cho mọi đối tượng có nhu cầu (BHYT đúng tuyến, tự nguyện, khám dịch vụ theo yêu cầu); khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe các loại; khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các cá nhân và tập thể; lấy bệnh phẩm xét nghiệm tại nhà, xét nghiệm theo yêu cầu; điều trị ban ngày theo yêu cầu.

Có bắt buộc phải xét nghiệm HIV khi khám bệnh?

Xin cho biết khi đi khám bệnh, chữa bệnh tôi có bắt buộc phải xét nghiệm HIV hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 27 của Luật phòng, chống HIV/AIDS thì việc xét nghiệm hiv tự nguyện được qui định như sau:

- Việc xét nghiệm hiv được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người được xét nghiệm.

- Người tự nguyện xét nghiệm hiv phải từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.

- Việc xét nghiệm hiv đối với người dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện khi cơ sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

Như vậy, xét nghiệm hiv là không bắt buộc. Mọi trường hợp xét nghiệm HIV đều phải có sự đồng ý của người được xét nghiệm hoặc của cha, mẹ, hoặc người giám hộ đối với trường hợp người được xét nghiệm dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự.

Bên cạnh đó do xét nghiệm HIV có tác động rất lớn đến cuộc sống của người được xét nghiệm nên pháp luật còn qui định về việc tư vấn trước và sau xét nghiệm hiv, cơ sở đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính và thông báo kết quả xét nghiệm hiv dương tính.

Tuy nhiên xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích của cộng đồng hoặc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân nên tại Điều 28 của Luật phòng, chống HIV/AIDS cũng qui định một số trường hợp bắt buộc phải xét nghiệm HIV.

Ngoài ra, theo Thông tư số 33/2011/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 26/8/2011 thì các trường hợp sau được thực hiện xét nghiệm hiv bắt buộc để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Đó là: người hiến mô, bộ phận cơ thể người; Người nhận mô, bộ phận cơ thể người; Người cho tinh trùng, noãn; Người nhận tinh trùng, noãn, phôi và người bệnh đã được khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm HIV... Mangyte.vn
Theo BS. Nguyễn Bích Ngọc - Sức khoẻ & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-co-bat-buoc-phai-xet-nghiem-hiv-khi-kham-benh-3522.html)
Từ khóa: xét nghiệm hiv

Chủ đề liên quan:

xét nghiệm xét nghiệm hiv

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY