Tâm sự hôm nay

Để thực hiện quyền trẻ em, cần ưu tiên lập kế hoạch và ngân sách dành cho trẻ em

(MangYTe) - Cần xác định vấn đề ưu tiên cho trẻ em là một trong những yếu tố quan trọng trong lập kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm để đảm bảo nguồn lực cho công tác trẻ em, thực hiện quyền trẻ em một cách có hiệu quả.

Phát biểu tại hội thảo "Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về các ưu tiên cho trẻ em trong lập ngân sách tại các bộ, ngành liên quan" do Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) phối hợp với UNICEF vừa tổ chức, tại Hà Nội, ông Tạ Văn Hạ - Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, hàng năm, ngân sách nhà nước đã bố trí kinh phí để thực hiện quyền của trẻ em thông qua các chính sách, chương trình, đề án và bố trí trong chi hoạt động thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương theo lĩnh vực và theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, trong đó có một số chính sách, chương trình, đề án lớn như đảm bảo quyền được giáo dục, học tập; quyền được chăm sóc, bảo vệ....

Tuy nhiên, theo ông Hạ, phân bổ ngân sách đầu tư bị phân tán ở việc xây dựng và triển khai chương trình, đề án, dự án; lĩnh vực trẻ em liên quan nhiều bộ, ngành và nhiều cấp. Điều đó dẫn đến chưa có số liệu chính xác về chi tiêu công cho trẻ em, chưa có đầu mối chính chịu trách nhiệm việc chính theo dõi thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá tổng nguồn lực của nhà nước (trung ương và địa phương) dành cho trẻ em và công tác trẻ em hàng năm, theo giai đoạn là bao nhiêu (tỷ trọng % so với tổng chi ngân sách quốc gia).

Cũng theo ông Hạ, gần đây theo chia sẻ của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hai bộ đã gặp khó khăn trong việc tổng hợp chi ngân sách nhà nước cho công tác phòng chống xâm hại trẻ em, đặc biệt ở cấp địa phương (chỉ nhận được số liệu từ 27/63 tỉnh, thành phố theo yêu cầu).

Khuyến nghị một số giải pháp phân bổ ngân sách cho trẻ em giai đoạn 2021 - 2025, ông Hạ cho rằng, cần xây dựng chỉ số đánh giá, giám sát mức độ ưu tiên bố trí nguồn lực, bảo đảm thực hiện quyền trẻ em cấp quốc gia và cấp tỉnh. Trong đó, hình thành dòng ngân sách bảo vệ trẻ em tương ứng với ngân sách cho trẻ em trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, thể thao. Dòng ngân sách này bao gồm: chi bảo trợ xã hội cho các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; chi hoạt động dịch vụ công về bảo vệ trẻ em... Hướng dẫn hoặc quy định tỷ lệ phân bổ ngân sách địa phương cho trẻ em trong tổng số chi tiêu công của địa phương (không bao gồm nguồn hỗ trợ, bổ sung từ trung ương).

Ngoài ra, có giải pháp thống kê, tổng hợp, theo dõi tiến tới phân tích, đánh giá hiệu quả tỷ lệ bố trí NSNN dành cho lĩnh vực trẻ em trong tổng chi ngân sách hàng năm và giai đoạn thông qua việc củng cố cơ chế điều phối liên ngành (trách nhiệm của từng bộ, ngành và cơ quan đầu mối).

Còn theo ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), các bộ, ngành, địa phương cần nhận thức rõ về các quyền trẻ em, đặc biệt lưu ý đến các vấn đề ưu tiên của trẻ em khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và trong công tác phân bổ nguồn lực ngân sách của ngành, lĩnh vực, địa phương mình. Cùng với đó, Quốc hội cần tăng cường chỉ đạo, giám sát các bộ, ngành, địa phương tiến hành kiểm tra, xác định các nội dung, mục tiêu và chỉ tiêu ưu tiên về trẻ em nói chung, trong đó có mục tiêu, chỉ tiêu về bảo vệ trẻ em trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm.

KHÁNH VÂN

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/de-thuc-hien-quyen-tre-em-can-uu-tien-lap-ke-hoach-va-ngan-sach-danh-cho-tre-em-20191228203522328.htm)

Tin cùng nội dung

  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY