Tâm lý hôm nay

Hiểu đúng về hội chứng tự kỷ ở trẻ em

Rất nhiều người vẫn quan niệm rằng tự kỷ là một căn bệnh, và đã là bệnh thì sẽ có Thu*c chữa khỏi...
(Ảnh: thespeechpath)

Tự kỷ là tình trạng rối loạn hành vi thần kinh phức tạp gồm những suy giảm về tương tác xã hội, ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, đi kèm với đó là những hành vi cứng nhắc, mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại. Tự kỷ hay gặp ở các bé trai với tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với bé gái.

Các trẻ có nguy cơ cao dẫn đến tự kỷ:

- Mẹ mang thai bị nhiễm một số loại virus.

- Khi sinh bị ngạt, sang chấn não, can thiệp sản khoa, sinh non.

- Khuyết tật tâm thần, tổn thương hệ thần kinh bẩm sinh.

- Các tình trạng nhiễm sắc thể bất thường.

- Gia đình ít quan tâm, xem tivi nhiều làm mức độ tự kỷ nặng thêm, đây không phải là nguyên nhân tự kỷ.

Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, hiện có 1% dân số thế giới, tức là khoảng 70 triệu người đang mắc bệnh tự kỷ. Đặc biệt, tỷ lệ này ở trẻ em đang ngày càng tăng. Bởi cứ 150 em nhỏ trên thế giới sẽ có 1 em mắc chứng bệnh này. Tuy chưa có con số thống kê chính thức, nhưng theo Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 200.000 người mắc chứng tự kỷ và tỷ lệ người mắc mới đang có dấu hiệu gia tăng.

Nhiều phụ huynh bị ám ảnh về chứng tự kỷ ở trẻ. (Ảnh: ABCdelBebé)

Tự kỷ bao gồm rất nhiều triệu chứng, hành vi và mức độ suy giảm, từ việc chỉ là một số khuyết tật gây ra những hạn chế trong cuộc sống hàng ngày cho đến các biểu hiện suy nhược nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tự kỷ đôi khi không rõ ràng nên nhiều bậc phụ huynh thường không phát hiện được. Chỉ đến khi có những dấu hiệu quá khác thường, trẻ mới được đưa đến bệnh viện.

Trẻ em bị tự kỷ thường có những hành vi, chuyển động lặp đi lặp lại như lắc lư người, bước đi hay vỗ tay. Chúng có thể có một số hành vi bất thường với người khác hay với đồ vật xung quanh, thậm chí là những cơn giận dữ hay tự gây thương tích. Đôi khi trẻ bị tự kỷ sẽ không chú ý đến người, đồ vật hay những chuyển động trong môi trường xung quanh. Một số trẻ mắc tình trạng tự kỷ có thể bi co giật. Trong vài trường hợp, hiện tượng co giật sẽ không xảy ra cho đến tuổi vị thành niên.

Nhiều trẻ được phát hiện mắc tự kỷ ngay từ khi sinh ra nhưng thông thường các biểu hiện nêu trên của trẻ tự kỷ sẽ xuất hiện trong 3 năm đầu đời. Ban đầu, trẻ sẽ phát triển bình thường nhưng sau đó các biểu hiện của bệnh sẽ dần dần bộc lộ, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 18 đến 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, y học đã gặp rất nhiều trường hợp trẻ mắc tự kỷ nhưng việc gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội không xuất hiện cho đến khi yêu cầu của môi trường sống vượt quá khả năng của các em.

(Ảnh: Twitter)

Hiện nay, chưa có Thu*c chữa trị hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên, nếu trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ được phát hiện và can thiệp sớm thì vẫn có thể phát triển tương đối bình thường, hòa nhập được với cộng đồng. Với trường hợp nặng hơn, các biện pháp can thiệp chỉ có thể giúp trẻ ổn định và biết cách giao tiếp hơn.

BS Quách Thúy Minh - BV Nhi Trung ương cảnh báo: “Để xác định chính xác bé có mắc chứng tự kỷ hay không, cần phải được kiểm tra theo dõi kỹ lưỡng, dài ngày. Không nên chụp ngay cho các cháu "cái mũ tự kỷ", bởi trong số các cháu đến khám chỉ có một tỷ lệ nhất định là bị tự kỷ, còn nhiều cháu chỉ phát triển chậm hơn bạn bè cùng lứa. Hiện vẫn chưa có Thu*c đặc trị hội chứng này mà chỉ có Thu*c điều trị rối loạn đi kèm như tăng động, hung tính, động kinh... Cần can thiệp sớm cho trẻ bằng cách dạy ngôn ngữ và giao tiếp, kết hợp trị liệu tâm vận động và điều hòa cảm giác cho trẻ, dạy cho trẻ biết chú ý nhìn, lắng nghe, giao tiếp bằng cử chỉ...”

Bệnh tự kỷ nếu được phát hiện và can thiệp sớm, sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp xã hội, phần nào giúp trẻ sau khi lớn lên có thể tự phục vụ một phần cho bản thân.

BS Phan Thiệu Xuân Giang (ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) khuyến nghị, việc phát hiện sớm bệnh tự kỷ sẽ tạo điều kiện cho khả năng điều trị thành công và hòa nhập của trẻ... Hiện có 75-88% trẻ em có rối loạn tự kỷ có những dấu hiệu sớm của tình trạng này trong 2 năm đầu đời, 31-55% có biểu hiện triệu chứng trong năm đầu tiên.Tuy nhiên, đáng lo ngại là việc phát hiện tình trạng bệnh của trẻ và đưa đi điều trị thời gian qua là khá chậm, phần nhiều đã từ 3-4 tuổi.

Trẻ từ 18-36 tháng tuổi, nếu phát hiện sớm tự kỷ và can thiệp điều trị thì khoảng 30% khả năng sẽ bình thường và có thể hòa nhập trở lại với cộng đồng. Nếu can thiệp sớm từ 1-3 tuổi với những trẻ tự kỷ nhẹ và trung bình sẽ cải thiện và gia tăng khả năng giao tiếp qua ngôn ngữ, hành vi. Giới nghiên cứu cũng cho biết nếu phát hiện sớm, 80% trẻ tự kỷ có thể đi học với các bạn bình thường.

Gia đình cần có sự quan tâm đặc biệt khi trẻ bị tự kỷ. (KidsOnline)

Để ngăn chặn và điều trị hội chứng tự kỷ ở trẻ em cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, cộng đồng và môi trường điều trị để giúp trẻ lấy lại cân bằng trong phát triển tinh thần và thể chất. Nếu không được điều trị, bệnh này sẽ tạo ra những rối loạn nhân cách của người bệnh trong tương lai và đôi khi gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cộng đồng và xã hội.

Một số vụ thảm sát gần đây gây ra ở trường học, nơi công cộng ở các nước phương Tây có nguyên nhân bắt đầu từ những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ ngay từ thời thơ ấu.

Cách tốt nhất là các bậc cha mẹ có con bị bệnh cần dành nhiều thời gian chơi với con hơn so với đứa trẻ bình thường và trẻ cần được đưa đến thật nhiều ở những nơi công cộng, nơi có đông người để học nói, học giao tiếp, rèn luyện khả năng tập trung chú ý, hoặc cho trẻ sớm đi học mẫu giáo.

Theo Kiều Vân - Đời sống và Pháp lý

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/hieu-dung-ve-hoi-chung-tu-ky-o-tre-em-n352651.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY