Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Khi dùng kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cần lưu ý!

Kháng sinh là giải pháp tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên khi dùng kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cần lưu ý

vào những năm 70 – 80 của thế kỷ 20, việc sử dụng kháng sinh còn khá hiếm. tuy nhiên, cho đến nay, kháng sinh là một trong những loại Thu*c được sử dụng khá phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày. khi dùng kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn.

Vì sao cần sử dụng kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày tá tràng?

Một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng khá phổ biến chính là vi khuẩn hp. chủng vi khuẩn này rất phổ biến trong hệ tiêu hóa và là nguyên nhân trực tiếp gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. viêm loét dạ dày là một trong những vấn đề có thể xảy ra. đối với những trường hợp này, sử dụng kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những giải pháp phù hợp.

Sử dụng kháng sinh phù hợp có thể giúp loại bỏ vi khuẩn hp trong dạ dày. ngoài ra kháng sinh cũng có tác dụng loại bỏ một số chủng vi khuẩn có hại khác trong hệ tiêu hóa.

Tác dụng chính của các loại kháng sinh là tiêu diệt ngay hoặc kìm hãm quá trình phát triển của các loại vi khuẩn và khiến chúng ch*t dần. kháng sinh có khả năng hoạt động ở cấp độ phân tử, thường tấn công vào một hoặc một vài vị trí quan trọng nhất của vi khuẩn để kìm hãm sự phát triển của chúng.

Cơ chế hoạt động của kháng sinh

Các loại kháng sinh hiện nay thường hoạt động theo một số cơ chế như:

    Ức chế sự tổng hợp tại vị trí vách của vi khuẩn, làm cho vi khuẩn yếu đi, khiến đại thực bào trong cơ thể phá vỡ vỏ của vi khuẩn dễ dàng hơn.

Một số lưu ý khi dùng kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

1. Đề phòng vi khuẩn kháng kháng sinh

Hiện nay có nhiều loại kháng sinh với cơ chế hoạt động khác nhau. tuy nhiên sự phát triển của các chủng vi khuẩn mới, đặc biệt là các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh góp phần làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn bởi các loại kháng sinh cũ dần dần không còn phù hợp trong điều trị. do đó việc điều trị viêm loét dạ dày và các bệnh khác cần dùng kháng sinh phải tuân thủ phác đồ riêng để đạt hiệu quả điều trị cũng như hạn chế nguy cơ vi khuẩn kháng kháng sinh.

Hiện nay, tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng phổ biến, các chủng vi khuẩn mới tiến triển nhanh trong khi tốc độ nghiên cứu kháng sinh mới chưa đủ nhanh để khắc phục tình trạng này. một khi chủng vi khuẩn mới kháng tất cả các loại kháng sinh thì việc điều trị sẽ cực kỳ khó khăn. do đó nguyên tắc quan trọng trong điều trị bằng kháng sinh là đề phòng các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh xuất hiện.

2. Những kháng sinh phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, bác sĩ thường chỉ định một số loại kháng sinh phổ biến, gồm có:

    Kháng sinh Metronidazole.

Trong điều trị thực tế, hiện tượng kháng kháng sinh đã bắt đầu xuất hiện với tỉ lệ đáng kể:

    Với Metronidazole tỉ lệ kháng kháng sinh từ 47 – 86% tùy vùng miền.

Do tỉ lệ kháng kháng sinh quá cao nên hiện nay amoxiciclin ít được sử dụng. đa số hướng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay dùng chủ yếu là kháng sinh clarithromycin và kháng sinh metronidazole theo phác đồ phối hợp để có hiệu quả điều trị tốt hơn. ngoài ra, một số kháng sinh và Thu*c khác cũng có thể được chỉ định kết hợp để có hiệu quả cao hơn.

3. Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng kháng sinh theo phác đồ

Điều trị theo phác đồ phối hợp là biện pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao. hiện nay các phác đồ điều trị thường xoay quanh việc phối hợp 3 hoặc 4 loại trong số các Thu*c như Thu*c ức chế bơm proton, Thu*c kháng sinh amoxiciclin, Thu*c kháng sinh metronidazol, clarithromycin, bismuth hay Thu*c kháng sinh tetracyclin.

Có 5 phác đồ điều trị được thống nhất bởi hội tiêu hóa việt nam để áp dụng cho những trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng cần đến kháng sinh. bác sĩ thường áp dụng một trong những hướng điều trị dưới đây:

Phác đồ 1

Điều trị kết hợp:

    Thu*c ức chế bơm proton (PPI).

Phác đồ 2

Điều trị kết hợp:

    PPI + C 500mg + Metronidazol (M) 500mg.

Phác đồ 3

Điều trị kết hợp:

    PPI + Bismuth (B)200 – 400mg + Tetracyclin (T) 1000mg + M 500mg.

Phác đồ 4

Điều trị kết hợp:

    PPI + B 200 – 400 mg +T 1000mg + A 1000mg

Phác đồ 5

Điều trị kết hợp:

    PPI 2 lần/ngày + [ T 250mg + M 200mg + B 108mg.

Lưu ý:

    Khi điều trị không thành công với một phác đồ cần thay đổi phác đồ khác.

thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/khi-dung-khang-sinh-dieu-tri-viem-loet-da-day-ta-trang-can-luu-y)

Tin cùng nội dung

  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY