Tình yêu và giới tính hôm nay

Kín lịch Tất niên ngày cuối năm, bạn cần nhớ 6 tips quan trọng khi ăn lẩu để tránh nổi mụn, đau dạ dày

Đã 26 Tết rồi nhưng thực chất lịch Tất niên của nhiều người đã dày đặc từ tuần trước sang tuần này. Và trong mỗi bữa Tất niên, lẩu là một trong những món quen thuộc thường được mọi người lựa chọn nhưng nếu ăn sai cách thì bạn có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Những ngày này, người người nhà nhà đều "chạy xô" với lịch trình tất niên kín mít. tất niên cũng là một dịp để quây quần hội tụ bên người thân và bạn bè để ôn lại kỷ niệm trước khi bước sang năm mới. do đó, lẩu trở thành một món ăn quen thuộc thường được trong những bữa tiệc tất niên.

Thế nhưng, ngày nào cũng ăn lẩu với lịch tất niên kín mít có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và nói riêng. bởi vốn dĩ, lẩu thường nóng và rất cay nên dễ gây kích thích dạ dày, làm nóng gan, nổi mụn... ngoài ra, sự hòa trộn giữa nhiều loại nguyên liệu trong nồi lẩu cũng không hề tốt sức khỏe hệ tiêu hóa. hậu quả là tết chưa đến mà mụn đã thi nhau mọc ầm ầm trên mặt, rồi bụng dạ cũng ì ạch, khó chịu hơn.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy lưu ngay một số tips khi ăn lẩu để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể nhé!

Đợi đồ nhúng nguội bớt rồi mới ăn

Khi ăn lẩu, nhiệt độ từ bếp rất nóng nên nếu không thổi cho nguội bớt, bạn hoàn toàn có thể gặp những tổn thương ở khoang miệng, niêm mạc và thực quản. bên cạnh đó, một số loại gia vị cho thêm vào cũng có thể gây viêm loét đường tiêu hóa, sung huyết, sưng phồng và kéo theo nhiều bệnh khác.

Cách để ăn lẩu an toàn nhất là gắp đồ nhúng chín ra đĩa hoặc bát trước, để nguội bớt rồi mới ăn.

Ăn nhiều rau củ nhúng lẩu

Để tránh bị nóng trong lẩu, bạn nên tăng cường ăn các loại rau củ nhúng lẩu. hành động này vừa giúp giải nhiệt, giải độc lại làm dịu nhẹ vùng bụng, hạn chế nguy cơ táo bón, đầy bụng.

Một số loại rau quen thuộc thường có trong nồi lẩu là rau muống, cải thảo, rau cần, cải cúc... Hãy cố gắng ăn càng nhiều càng tốt bạn nhé!

Thay nước lẩu nếu ăn lâu

Chúng ta thường nghĩ rằng, ăn nước lẩu càng lâu sẽ càng ra nước ngon vì đồ chất từ rau thịt cô đọng lại, nhưng thực tế thì không phải. Khi nồi lẩu đun lâu, các vitamin cùng nhiều chất dinh dưỡng sẽ bị phá hủy. Trong khi đó, lượng chất béo bão hóa, natri, purine và các thành phần gây hại lại tăng cao. Hậu quả là nó sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, xơ vữa động mạch, gút, tiểu đường và một số căn bệnh nguy hiểm khác.

Do đó, chúng ta chỉ nên uống nước lẩu khi mới nấu. Đặc biệt, sau 60 phút, lượng nitrit trong nồi lẩu sẽ tăng cao và gây hại nên hãy đi thay nước lẩu mới để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Uống trà, ăn sữa chua sau khi ăn lẩu

Trà có tác dụng thanh nhiệt rất hiệu quả nên bạn có thể sử dụng các loại trà như trà atiso, trà cỏ ngọt, trà tâm sen, trà xanh… sau lẩu. các loại trà này đều có tác dụng thanh lọc cơ thể, lợi tiểu, chống độc, không những thế còn giúp an thần, bổ gan, lọc máu, làm đẹp da…

Ngoài trà xanh, bạn có thể tìm đến cả sữa chua sau khi ăn lẩu. trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn lên men, có tác dụng chống lại sự phát triển của các vi khuẩn, phòng chống đau bụng, tiêu chảy. việc ăn sữa chua sau khi giúp làm mát, hạn chế nóng trong người và nổi mụn, từ đó cải thiện hệ tiêu hoá diễn ra trơn tru, nhanh chóng hơn, giảm cảm giác khó chịu sau khi ăn lẩu.

Nhưng cần nhớ sau khi ăn lẩu khoảng 30 phút mới ăn sữa chua bạn nhé!

Source (Nguồn tham khảo): Health, Sohu, QQ

Theo Helino

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/kin-lich-tat-nien-ngay-cuoi-nam-ban-can-nho-6-tips-quan-trong-khi-an-lau-de-tranh-noi-mun-dau-da-day-2020012018034194.chn)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho em hỏi, chi phí nội soi ở cổ và dạ dày là bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn Mangyte. (Đình Phi - quận 12, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Dinh dưỡng là một phần quan trọng đối với sức khỏe của tất cả trẻ em. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ điều trị bệnh ung thư nhằm cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY