Tình yêu và giới tính hôm nay

Kỳ kinh nguyệt của bạn có bình thường hay không: 2 ngày, 12 ngày, hay thế nào mới là kỳ kinh nguyệt bình thường?

Thực tế mà nói chúng ta nhận được rất nhiều lời khuyên trong cuộc sống từ bạn bè và gia đình ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên, có lĩnh vực tốt hơn nên dành cho các chuyên gia tư vấn, câu chuyện kỳ kinh nguyệt của bạn chẳng hạn.

Kỳ kinh nguyệt kéo dài chỉ 2 ngày có bình thường không? Thế còn 12 ngày thì sao?

Thời gian diễn ra của có sự khác nhau ở mỗi người, thời gian trung bình của nó khoảng từ 3-7 ngày”, bác sĩ phụ khoa Rebecca Brightman tại New York (Mỹ) giải thích.

Do đó, thông thường ta thường nói bất kỳ nào diễn ra dài hơn 7 ngày có thể được xem là không bình thường, có nghĩa bạn nên đến khám phụ khoa xem có gì bất ổn hay không. “Kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản, chẳng hạn như do áp lực, mất cân bằng hormone, nhiễm trùng…”, chuyên gia sức khỏe nữ giới tại New York Jennifer Wilder chia sẻ.

Một yếu tố khác mà nếu bạn gặp phải thì cũng nên đến gặp bác sĩ ngay, đó là tình trạng thời gian diễn ra thay đổi liên tục, “nhảy” nhanh hơn hoặc chậm hơn 3-7 ngày so với bình thường. “Điều quan trọng ở đây là bạn phải nắm bắt được cảm giác rằng liệu bản thân có bình thường hay không, sau đó nếu như vòng lặp của chu kỳ không ăn khớp với những lần trước đó, bạn nên đi khám phụ khoa”, bác sĩ Brightman khẳng định.

Có bình thường không nếu thấy máu không có màu đỏ tươi trong suốt chu kỳ?

Trong khi bạn có thể nghĩ rằng máu trong kỳ kinh nguyệt nên có màu đỏ tươi (màu như màu của xe chữa cứu hỏa), thì nó thực tế là hoàn toàn bình thường nếu bạn có máu màu đậm hơn hoặc nhạt hơn như thế. “Kỳ kinh nguyệt của mỗi người có thể rất khác nhau, có người thường bắt đầu với máu đỏ nhưng ở cuối chu kỳ máu lại chuyển thành màu đỏ nâu và ngược lại, màu sắc hoàn toàn có thể thay đổi bình thường", bác sĩ Brightman cho biết.

Có bình thường không nếu tôi trải qua kỳ kinh nguyệt cực kỳ khó khăn, phải thay băng vệ sinh và đệm nhiều lần mỗi ngày?

Điều này phụ thuộc vào con số. “Việc phải thay băng vệ sinh và đệm 1 lần cứ sau mỗi 3-4 tiếng được coi là bình thường”, bác sĩ Brightman giải thích. Bất kỳ sự thay đổi nhiều hơn, chẳng hạn bạn phải thay mỗi tiếng 1 lần trong nhiều ngày của kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cho thấy vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bạn cần đến gặp bác sĩ.

Các nhân tố còn lại có thể được cân nhắc đến là số ngày kinh trong kỳ hành kinh của bạn. “Nhiều bạn nữ trải qua tình trạng mất máu rất nhiều trong ngày đầu và ngày thứ 2 của kỳ kinh nguyệt, và sau đó nó bắt đầu giảm nhẹ dần”, bác sĩ Wider giải thích. Lựa chọn tốt nhất cho bạn là tìm kiếm những sản phẩm được thiết kế để giúp bạn xử lý tình trạng này.

Kỳ kinh nguyệt đến vào mỗi tháng, tôi có bình thường?

Kỳ kinh nguyệt không thường xuyên là điều bình thường khi bắt đầu dậy thì và trong một vài năm đầu sau đó. Nhưng khi bạn càng trưởng thành, nó nên đến càng thường xuyên hơn, bác sĩ Wider giải thích. “Trải qua kỳ kinh nguyệt 1 lần cứ sau 4-5 tuần được coi là bình thường”, bác sĩ Brightman nói thêm.

Một số nhân tố có thể ngăn cản điều bình thường này xảy ra. Chẳng hạn, nếu bạn không cung cấp cho cơ thể đủ calories hoặc tập luyện quá khắc nghiệt, bạn đều có thể bị mất đi 1 kỳ kinh nguyệt và khi đó bạn cần đi khám bác sĩ. Nguyên nhân khác có thể đến từ vấn đề nội tiết. “Trải qua kỳ kinh nguyệt hàng tháng có nghĩa là bạn không rụng trứng thường xuyên, đây có thể dấu hiệu tiềm ẩn”, bác sĩ Brightman cảnh báo.

Tôi thỉnh thoảng bị chảy máu lên băng vệ sinh vào ban đêm, có bình thường không?

Chắc chắn rồi, máu chảy có thể thay đổi trong suốt kỳ kinh nguyệt của bạn. “Nhiều cô gái chảy máu lên băng vệ sinh hoặc miếng lót trong vài ngày đầu của chu kỳ”, bác sĩ Wider cho biết. Cách để giải quyết tình trạng này là đảm bảo bạn sử dụng những băng vệ sinh hoặc miếng lót siêu thấm hút.

Có bình thường không nếu bụng tôi cồn cào trước kỳ kinh nguyệt?

Cảm giác bạn có thể ăn cả thế giới trước kỳ kinh là hoàn toàn bình thường. Nó là do ảnh hưởng của hormones, đặc biệt là hormones progesterone, đảm nhận trách nhiệm gia tăng cảm giác ngon miệng. “Cơ thể bạn sản sinh ra progesterone với lượng lớn ngay sau khi rụng trứng, đó là lý do bạn luôn cảm thấy đói và thèm ăn đường, tinh bột”, bác sĩ Brightman giải thích.

Và có bình thường không nếu phân của tôi kỳ lạ trong chu kỳ?

Đó chắc chắn không có gì là lạ nếu phân của bạn có sự lạ thường khi bạn bước vào kỳ kinh nguyệt bởi tác động của chất hóa học được gọi là prostaglandins. “Khi bạn trải qua chu kỳ, màng tử cung bị tác động bởi sức ép và cơ thể sản xuất ra chất prostaglandins tạo nên cảm giác quặn bụng, gây buồn nôn, tiêu chảy”, bác sĩ Brightman cho biết.

Nguồn: Seventeen, Healthline

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/ky-kinh-nguyet-cua-ban-co-binh-thuong-hay-khong-2-ngay-12-ngay-hay-the-nao-moi-la-ky-kinh-nguyet-binh-thuong-20200331171524767.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Đã 1,5 tháng rồi tôi vẫn chưa có kinh trở lại. Tôi đã dùng que thử nhưng không có thai.
  • Bạn đã thật sự hiểu về tampon “urgo” (băng vệ sinh) hay chưa? Những ưu nhược điểm của 2 “người bạn” này như thế nào?
  • Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là Thuốc bổ thận tráng dương của YHCT nên hễ cứ nghe thấy “bổ dương” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy Thuốc đông y bắt mạch.
  • Tiểu nhiều là dấu hiệu thận hư, uống nhiều nước sẽ thải hết độc tố ra khỏi cơ thể?... Rốt cuộc đi tiểu có liên quan thế nào đến sức khỏe mỗi người.
  • Cháu hay đi tiểu nhiều lần trong một ngày, lúc ngủ cháu cũng thường dậy đi tiểu. Xin hỏi bác sĩ cháu bị bệnh gì vậy?
  • Tôi có nghe nói BV Hoàn Mỹ Sài Gòn sẽ tổ chức khám phụ khoa miễn phí vào ngày 8/3 không Mangyte? Nghe bạn bè chia sẻ nhưng chưa biết lịch khám cụ thể thế nào. Kính mong Mangyte cho tôi biết thông tin cụ thể được không ạ? Xin cảm ơn. (Đặng Diễm Hường - TPHCM)
  • Chào Mangyte, Tôi năm nay 25 tuổi, mới kết hôn và sinh cháu đầu lòng được hơn 1 năm. Tôi muốn đi khám phụ khoa để kiểm tra xem sức khỏe của mình như thế nào. Tối thấy Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin ( số 10 Trương Định, Q.3, TPHCM) có giới thiệu gói khám khá đảm bảo và chất lượng nhưng chưa biết giá cả thế nào. Mong BS cho tôi biết, giá khám ở đây bao nhiêu? Gồm những xét nghiệm gì? Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Vân - Thanh Hóa)
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY