Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Lập chế độ ăn uống cho người bệnh viêm đại tràng

Chế độ ăn uống cho người bệnh viêm đại tràng như thế nào? Cần lựa chọn những loại thực phẩm nào cho bệnh nhân viêm đại tràng để cải thiện sức khỏe

viêm đại tràng là một trong những bệnh đường tiêu hóa gây nhiều ảnh hưởng khó chịu. lập chế độ ăn uống cho người bệnh viêm đại tràng là một trong những bước quan trọng để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể cũng như hỗ trợ cho việc điều trị thuận lợi hơn.

Chế độ ăn cho người viêm đại tràng

Viêm đại tràng (ulcerative colitis) là một bệnh tiêu hóa mạn tính thường khiến cho bệnh nhân gặp phải các cơn đau bụng, mệt mỏi, buồn nôn, giảm sút cân nặng và nhiều vấn đề khác. theo khuyến cáo của tổ chức tiêu hóa thế giới (world gastroenterology organization), người bệnh viêm đại tràng cần chú ý lựa chọn một số loại thực phẩm như:

1. Thực phẩm ít chất béo

Các loại thực phẩm ít chất béo là nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa, có lợi cho dạ dày, đại tràng. sử dụng nhóm thực phẩm này giúp cho hệ tiêu hóa giảm bớt được áp lực. nhìn chung, lượng chất béo nạp vào cơ thể khi bị viêm đại tràng là từ 15 gam mỗi ngày.

Có thể bổ sung một số loại thịt chứa ít chất béo, bao gồm: các loại thịt nạc, cá nạc, tôm cua, trứng,… Mỗi bữa chỉ nên ăn một lượng vừa phải, tránh ăn nhiều để dễ tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất. Không nên sử dụng các loại thịt mỡ nhiều chất béo để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

2. Bổ sung nhiều rau xanh

Các loại rau xanh như rau ngót, rau muống, rau cải,… là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều nước cho cơ thể, các vitamin, một lượng chất xơ vừa đủ cho cơ thể. Đây cũng là nhóm thực phẩm dễ hấp thu, không gây ra tình trạng khó chịu cho đường tiêu hóa.

Có thể tham khảo một số loại rau có lợi cho đường tiêu hóa như rau mồng tơi, rau dền, bắp cải, các loại cây cải, giá hẹ, cải thảo,… Nên ưu tiên chế biến rau dưới dạng canh để dễ tiêu hóa hoặc dạng luộc. Hạn chế xào rau để tránh dầu mỡ. Đồng thời cần chú ý không ăn rau sống để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn.

3. Bổ sung đủ nước

Nước là thành phần không thể thiếu đối với sức khỏe, trong đó nước đặc biệt quan trọng đối với hệ tiêu hóa. không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, nước cũng giúp thải độc cho các tế bào, hỗ trợ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến tế bào. thông thường, người bị viêm đại tràng cần từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. nên chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Người bị viêm đại tràng nếu thiếu nước có thể dẫn đến các vấn đề như táo bón, giảm hấp thụ dinh dưỡng. bệnh nhân viêm đại tràng có thể bổ sung nước qua các loại thức uống, các món canh, các loại nước ép, các loại hoa quả mọng nước và một số món ăn khác cung cấp nhiều nước cho cơ thể.

Thực đơn tham khảo khuyến nghị cho người viêm đại tràng

Giờ ănNgày 1Ngày 2Ngày 3
7 giờCháo thịt băm:

– 300 ml nước.

– 20 gram thịt nạc băm.

Sữa chua 100 ml.

Phở thịt băm:

– 150 gram bánh phở.

– Thịt nạc vai băm 20 gram.

Sữa chua 100 ml.

Bánh mì ruốc (1 cái).

Sữa chua 100 ml.

11 giờCơm nát (150 gram).

Trứng kho thịt nhừ:

– 30 gram thịt.

– 30 gram trứng.

– 200 gram bí xanh.

– Nước luộc bí.

Cơm nát (150 gram).

Đậu phụ om thịt cà chua:

– 30 gram thịt.

– 50 gram đậu phụ.

– 50 gram cà chua.

– 200 gram su su.

Cơm nát (150 gram).

Cá quả hấp (60 gram).

Thịt nạc rim (30 gram).

Rau cải trắng (200 gram).

Dầu ăn (5 gram).

14 giờThanh long 200 gram.Dưa hấu 200 gram.Hồng ngọt 200 gram.
18 giờCơm nát (150 gram).

Thịt băm sốt cà (60 gram).

Rau cải xào (200 gram).

Canh rau.

Cơm nát (150 gram).

Thịt gà băm nhỏ rang (60 gram).

Rau bí đỏ xào (200 gram).

Dầu ăn (5 gram).

Cơm nát (150 gram).

Thịt rang băm nhỏ (30 gram).

Tôm biển rang băm nhỏ (40 gram).

Canh khoai tây (80 gram).

Cà rốt hầm nhừ (50 gram).

Kiêng cữ trong chế độ ăn uống

Ngoài chế độ dinh dưỡng cần bổ sung, bệnh nhân mắc viêm đại tràng cần chú ý một số kiêng cử như:

1. Kiêng thức ăn chiên, rán

Những loại thức ăn được chế biến bằng hình thức chiên, rán thường chứa rất nhiều chất béo, do đó nên hạn chế ăn khi bị viêm đại tràng vì có thể làm tăng thêm tình trạng khó tiêu, dễ dẫn đến các rối loạn không mong muốn ở đường tiêu hóa. đặc biệt cần tránh tối đa các thực phẩm bản thân đã chứa nhiều chất béo, được chế biến bằng cách chiên, rán.

2. Kiêng một số thức uống

Các loại rượu, bia, thức uống có chứa cồn là một trong những loại thức uống có hại cho hệ tiêu hóa. đây là nhóm thức uống dễ làm cho niêm mạc dạ dày, đại tràng bị thương tổn, dễ dẫn đến các vết viêm loét, xuất huyết,… đồng thời, những loại thức uống chứa cồn cũng có thể làm cho viêm đại tràng trở nên nặng hơn.

Ngoài các thức uống có cồn, bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng cũng cần lưu ý tránh sử dụng các loại thức uống dễ gây đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng như nước ngọt có gas, các thức uống chứa quá nhiều đường,… quá lạm dụng các thức uống ngọt cũng có thể khiến cho bệnh nhân bị tiêu chảy, làm nặng thêm tình trạng viêm đại tràng.

3. Tránh thức ăn sống

Các loại thức ăn sống như rau sống, các loại thịt sống, sushi,… cũng là những thực phẩm mà người bị viêm đại tràng nên kiêng ăn. những loại thức ăn sống có thể chứa một số vi khuẩn, góp phần làm nặng thêm tình trạng viêm đại tràng của bệnh nhân. tốt nhất, bệnh nhân viêm đại tràng nên thực hiện chế độ ăn chín uống sôi để đảm an toàn cho sức khỏe.

4. Kiêng thức ăn cứng

Các loại thức ăn cứng, thức ăn có hạt như đậu phộng, hạt điều, hạt bắp và một số loại hạt khác. những loại thức ăn này thường khiến cho dạ dày khó tiêu, mất nhiều thời gian xử lý, làm tăng áp lực dạ dày, khiến cho tình trạng viêm đại tràng trở nên khó phục hồi, thậm chí có thể tiến triển nặng nề hơn.

5. Hạn chế sữa

Sữa là thực phẩm không cần thiết phải kiêng hoàn toàn. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều sữa vì có thể dẫn đến khó tiêu. Đồng thời, những người không tiêu thụ được thành phần lactose thì tốt nhất nên tránh sử dụng sữa bò để hạn chế rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn, chẩn đoán của bác sĩ điều trị.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/lap-che-do-an-uong-cho-nguoi-benh-viem-dai-trang)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY