Tình yêu và giới tính hôm nay

List việc chống chỉ định” cho người bị viêm họng nếu không muốn làm tình trạng thêm nghiêm trọng

Viêm họng không chỉ gây nên khó chịu, nếu không chú ý chữa trị kịp thời, tình trạng sẽ nặng thêm, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Vậy khi bị viêm họng, chúng ta nên không nên làm những điều gì?

Viêm họng là trầy xước, đau cổ họng, thường trở nên khó chịu hơn khi bạn nuốt thức ăn. Nguyên nhân phổ biến của viêm họng là nhiễm virus, ví dụ như bị cảm lạnh hoặc cúm. Bình thường thì viêm họng sẽ tự khỏi sau một thời gian.

Nhưng nếu trong khoảng thời gian này, ta không cẩn thận, viêm họng sẽ khó được điều trị dứt điểm, kéo dài không thôi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Khi bị viêm họng, không nên làm những điều gì?

1. Hút Thu*c, uống rượu

Thu*c lá và rượu là điều cấm kỵ đối với những người bị viêm họng bởi vì hai thứ này đều có tính kích thích mạnh và rất nóng. Trong quá trình đi vào trong cơ thể, chúng sẽ kích thích cổ họng, dẫn đến viêm họng hay làm nặng thêm tình trạng này.

Ngoài ra, Thu*c lá và rượu làm hỏng nhiều các cơ quan nội tạng như phổi, thận, gây những bệnh nguy hiểm ch*t người. Bởi vậy, không chỉ những người bị viêm họng, những người khỏe mạnh cũng hạn chế hoặc không nên hút Thu*c hay uống rượu.

2. Ăn uống đồ cay

Bản thân những người bị viêm họng, cổ họng rất mẫn cảm, đối với những thực phẩm có tính kích thích mạnh thường khó có thể dung nạp. Vì vậy, những thực phẩm cay, nóng như ớt, hành tây, gừng, tỏi,… người bị viêm họng nên tránh xa để tránh làm tổn thương niêm mạc họng, tăng sự viêm.

3. Ăn thực phẩm quá nóng

Thực phẩm nóng rất tốt trong việc giữ ấm cơ thể nhưng những thực phẩm quá nóng có tác dụng kích thích rất lớn đến niêm mạc họng. Về lâu về dài sẽ làm tổn thương đến họng, làm trầm trọng thêm chứng viêm. Do đó, những người bị viêm họng nên ăn thức ăn ấm để bảo vệ sức khỏe họng.

4. Ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều là một cách ăn trái khoa học, là thói quen xấu cần phải bỏ. Thói quen này làm tăng gánh nặng đường tiêu hóa, rối loạn chức năng đường tiêu hóa, gây viêm họng.

Đặc biệt, ăn quá nhiều có thể gây nên viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài các triệu chứng thông thường của viêm họng như khô, đau, ngứa họng, bệnh này còn kèm theo các triệu chứng như nóng rát ở ngực, cồn cào ruột gan, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, buồn nôn…

5. Nói, hát quá nhiều

Người bị viêm họng nên chú ý đến việc sử dụng họng, trong đó có cả nói chuyện hay ca hát. Nói nhiều, hát nhiều cũng có thể gây viêm họng. Đồng thời phải chú ý đến việc chăm sóc họng, nghỉ ngơi đúng giờ, uống nhiều nước, hạn chế hít thở không khí bụi bặm để làm dịu và ngăn ngừa cảm giác khó chịu ở cổ họng.

Nói chung, viêm họng cấp tính có thể thuyên giảm và được chữa khỏi hoàn toàn thông qua điều trị. Còn đối với viêm họng mãn tính, việc chữa trị cần có thời gian dài, khá khó khăn, đòi hỏi việc chăm sóc họng phải cẩn thận hơn nữa. Bệnh nhân có thể uống trà để giải nhiệt và giải độc như trà hoa cúc, trà kim ngân hoa…

Tóm lại, dù là viêm họng cấp tính hay mãn tính, việc chăm sóc họng nên được thực hiện thật tốt thông qua chế độ ăn uống nhẹ nhàng, đầy đủ; vận động hợp lý; thường xuyên vệ sinh răng miệng.

Nguồn: Aboluowang, Mayoclinic

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/list-viec-chong-chi-dinh-cho-nguoi-bi-viem-hong-neu-khong-muon-lam-tinh-trang-them-nghiem-trong-20200224155841012.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Ung thư ruột, đau tim, tụ máu, vân vân, là các bệnh dân văn phòng dễ mắc, và mức độ nguy hiểm cao.
  • Tuy đều nhận gene lỗi từ người mẹ nhưng chỉ có các con trai thừa kế bệnh này, còn con gái không hề phát bệnh.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Cháu đi khám, BS nói khó đi tiểu là do không điều khiển được cơ vòng bàng quang nhưng không chữa được.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY