Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Mát gan nhờ rau dền Y học cổ truyền

Rau dền là thực phẩm rất quen thuộc trong mùa hè. Không chỉ là món ăn, rau dền còn có tác dụng mát gan, thanh nhiệt.
rau dền">rau dền là thực phẩm rất quen thuộc trong mùa hè. Không chỉ là món ăn, rau dền">rau dền còn có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. rau dền gồm nhiều loài: dền cơm và dền tía. Bộ phận dùng làm Thu*c là toàn cây và rễ.

Cành và lá dền cơm chứa protid, glucid, vitamin C, caroten, các vitamin nhóm B... Trong cành và lá dền tía chứa protid, glucid, chất khoáng, canxi, vitamin C, caroten, các vitamin nhóm B. Lá dền tía chứa nhiều các vitamin hơn, đặc biệt là vitamin C. Thân và lá chứa các sterol và acid palmatic. Hạt chứa tinh bột và acid béo không no, các sterol. Dền cơm vị ngọt, tính hàn. Dền tía vị ngọt, mát, vào đại tràng. Công năng chủ trị: thanh nhiệt, mát gan, ích khí và khai khiếu. Dùng cho các trường hợp kiết lỵ, táo bón, rối loạn tiết niệu, đau mắt đỏ, sưng đau họng, côn trùng cắn đốt. Hằng ngày dùng 100 - 250g bằng cách nấu, xào, ép nước.

Một số cách dùng rau dền chữa bệnh

Chữa phát ban: rau dền 10g, rễ hoặc lá lức 10g, ké hoa vàng 8g, rễ sắn dây 8g, cỏ mần trầu 8g, dây chiều 8g, rau má 8g, dây giác tía 8g, kinh giới 6g, cam thảo đất 6g, bạc hà 4g, gừng sống 2 lát. Sắc uống. Chữa sốt nóng thời kỳ đầu.

Chữa sản hậu: lá dền tía 50g, rửa sạch, thái lát, nấu bỏ bã lấy nước, thêm gạo nếp nấu thành cháo. Ăn trong ngày.

Chữa đau mắt: hạt dền cơm, hạt thảo quyết minh, liều lượng bằng nhau (10g). Sắc nước uống. Chữa mắt đau có màng mộng.

Chữa chảy máu do sẩy thai: rễ dền tía và rễ bí ngô với liều lượng bằng nhau, sắc uống.

Chữa tiểu tiện không thông: hạt dền cơm (20g) sắc uống.

Cháo rau dền tía: rau dền tía 200g. Rửa sạch, nấu lấy nước; lấy nước rau nấu cháo với gạo lứt. Ăn khi đói. Món này tốt cho phụ nữ trước, sau khi sinh con có hội chứng kiết lỵ; người cao tuổi viêm ruột, kết lỵ.

Canh rau dền: rau dền tía 200g. Rửa sạch, nấu canh. Dùng cho các bệnh nhân ung thư cổ tử cung, hội chứng lỵ, u tuyến giáp trạng lành tính.

Canh rau dền thịt lợn: rau dền tía 60g, thịt lợn nạc 60g, nấu dạng canh. Dùng thích hợp cho các người bệnh bướu giáp trạng lành tính.

Canh rau tập tàng: dền cơm 100g, rau dệu 50g, ngọn lá mồng tơi 50g hay rau đay; nấu với bột canh, bột tôm hay nước cua. Món này công dụng mát gan, thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa.

Kinh nghiệm dân gian lấy lá giã nát, nước uống và bã đắp chữa rắn cắn.

Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, rau dền có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai và người hư hàn tiêu chảy dùng hạn chế.

Lương y

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-mat-gan-nho-rau-den-y-hoc-co-truyen-15146.html)

Tin cùng nội dung

  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY