Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Những điều bạn CẦN LÀM để bệnh trĩ không tái phát

Người mắc phải bệnh trĩ sau một thời gian dài mới có thể điều trị được. Tuy nhiên, nếu không biết cách giữ gìn và chăm sóc thì nguy cơ tái phát rất cao.

bệnh trĩ được xem là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. nó gây khó khăn cho người bệnh bởi cảm giác đau đớn, ngứa ngáy và khó chịu khi mắc phải. người bệnh sau một thời gian khá dài mới có thể điều trị dứt điểm được. vì vậy cùng tìm hiểu xem làm thế nào để có thể ngăn ngừa bệnh trĩ không tái phát lại?

I/ Ăn nhiều thức ăn chứa chất xơ để tránh táo bón

Sử dụng nhiều rau xanh và chất xơ trong một khẩu phần ăn là phương pháp ngăn chặn bệnh trĩ tái phát vô cùng hiệu quả. mỗi ngày nên cung cấp đủ từ 25 đến 30 gam chất xơ sẽ giúp quá trình thải cặn bã nhanh hơn. thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm:

    Các loại hạt, đậu như đậu nành, đậu hà lan, đậu đen,… rau và trái cây. Đây là những thực phẩm chứa chất xơ tan trong nước làm giảm cholesterol giúp điều hòa đường huyết.

 II/ Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể

Đi kèm với việc ăn đủ chất xơ trong một ngày thì việc cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể sẽ giúp đẩy chất xơ qua đường tiêu hóa dễ dàng hơn. Mỗi ngày nên uống đủ 6 đến 8 ly nước sẽ ngăn ngừa được tình trạng táo bón.

Đồng thời nên tránh các thức uống có cồn và thức uống nhiều đường vì những loại nước này không cung cấp đủ nguồn nước cho cơ thể, dẫn đến tình trạng bệnh trĩ nặng thêm. thay vào đó nên bổ sung các loại nước ép, canh hoặc ăn những đồ ăn lỏng sẽ giúp cải thiện được tình trạng bệnh.

III/ Thường xuyên tập thể dục

Lời khuyên cho những người có tiền sử bệnh trĩ là không nên ngồi quá lâu. điều này sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. vì vậy nên kết hợp những bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc thay đổi tư thế ngồi cho những người mắc bệnh trĩ nhưng đặc thù công việc không di chuyển nhiều.

Theo bác sĩ Desi, việc tập thể dục cũng nên được cân nhắc lựa chọn cho phù hợp nếu không sẽ gây ra tác dụng ngược. Những môn thể thao mang tính chất nặng như cử tạ không nên thực hiện. Chỉ nên lựa chọn những môn thể dục vừa phải như yoga, bơi lội,.. để luyện tập thường xuyên.

IV/ Hãy “nuông chiều” cơ thể

Thói quen xấu nhịn đi đại tiện vô tình sẽ khiến bệnh trĩ của bạn tái phát rất nhanh. một khi nhịn đại tiện sẽ dẫn đến việc tâm lý bị căng thẳng. chính điều này sẽ tác động lên tĩnh mạch một lực rất lớn dễ có nguy cơ làm cho bệnh trĩ quay trở lại. vì vậy, hãy nuông chiều cơ thể bằng việc đi vệ sinh đúng theo quy luật tự nhiên.

Ngoài ra, nên duy trì cho mình một thói quen đi vệ sinh đúng giờ giấc và cố định sẽ giúp bạn dễ kiểm soát hơn. Hạn chế được những tình huống không mong muốn.

V/ Sử dụng nước ấm để ngâm vùng mông

Bạn có thể sử dụng nước ấm để ngâm mình trong khoảng 20 phút sau mỗi lần đại tiện sẽ giúp kích thích các cơ co thắt vùng hậu môn. Không nên chà xát để tránh tình trạng trầy xước, chỉ nên lau khô nhẹ nhàng.

IV/ Thư giãn và tránh căng thẳng

Khi cơ thể căng thẳng sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng làm cho các mạch máu ở hậu môn bị viêm nhiễm. tình trạng này sẽ dẫn đến chảy máu và là nguyên nhân để các búi trĩ phát triển. giữ tâm lý thoải mái, giảm căng thẳng là một phương pháp hữu hiệu để giúp ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.

Nếu bạn đã từng có tiền sử mắc bệnh trĩ nên thực hiện các biện pháp trên để hạn chế được tối đa nguy cơ bệnh trĩ có thể quay trở lại.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/nhung-dieu-ban-can-lam-de-benh-tri-khong-tai-phat)

Tin cùng nội dung

  • Ngoài giá trị làm thức ăn và làm Thu*c hoa thiên lí thần dược trị bệnh trĩ, chỉ 4 - 5 lần đã thấy hiệu quả.
  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Cũng là bệnh, nhưng những bệnh lý tim mạch, tiểu đường… thường được khổ chủ chia sẻ khi gặp bạn bè, nhưng bệnh trĩ và táo bón thường bị giấu nhẹm.
  • Em bị viêm đại tràng 5 năm nay, có 1 polyp và đã cắt bỏ 2 lần. Em điều trị bệnh đã nhiều nơi nhưng bệnh không khỏi...
  • Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng người bệnh có thể có những biểu hiện viêm, vị trí viêm hoặc loét khác nhau.
  • Chứng nóng thượng vị và viêm loét hang vị phù nề có liên quan đến nhau không và có cách nào để trị dứt chứng nóng thượng vị không?
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY