Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng hôm nay

Là một chuyên khoa về kỹ thuật y học, thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe hỗ trợ, thực hiện những kỹ thuật vật lý không dùng thuốc trực tiếp tác động lên người khuyết tật để điều trị như nhiệt trị liệu (tia hồng ngoại, bùn nóng, parafin), điện trị liệu, thủy trị liệu (nước suối khoáng, nước nóng), laser trị liệu, xoa bóp, … Một số bệnh lý có thể điều trị bằng vật lý trị liệu như đau do chấn thường sau thể thao, đau đầu mất ngủ kinh niên, đau lưng do thoái hóa - thoát vị đĩa đệm cột sống, đau cổ gáy, viêm quanh khớp vai, đau dây thần kinh cơ xương khớp,….

Quy chế công tác khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Khám bệnh toàn diện, kết hợp khám lâm sàng, cận lâm sàng và khám chuyên khoa để giúp cho chẩn đoán đúng, loại trừ các bệnh không có chỉ định điều trị bằng phương pháp vật lí trị liệu

Quy định chung

Khoa vật tí trị 1iệu phục hồi chức năng là khoa lâm sàng, phải thực hiện đầy đủ quy chế bệnh viện. Khoa được bố trí ở nơi thuận tiện cho người tàn tật di chuyển và đi lại.

Khoa có nhiệm vụ:

Khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người bị khiếm khuyết giảm chức năng và tàn tật.

Sản xuất và hướng dẫn sử dụng các dụng cụ trợ giúp, chỉnh hình, thay thế.

Chỉ đạo về mặt kĩ thuật hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Khoa phải có đầy đủ các dụng cụ cơ bản về vận động trị liệu và một số trang thiết bị về vật lí trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu để phục vụ cho điều trị và phục hồi chức năng.

Quy định cụ thể

Chẩn đoán

Bác sĩ khoa vật lí trị liệu - phục hồi chức năng có trách nhiệm:

Khám xác định nhu cầu cần phục hồi chức năng và chỉ định điều trị cho người bệnh.

Khám bệnh toàn diện, kết hợp khám lâm sàng, cận lâm sàng và khám chuyên khoa để giúp cho chẩn đoán đúng, loại trừ các bệnh không có chỉ định điều trị bằng phương pháp vật lí trị liệu - phục hồi chức năng.

Điều trị

Bác sĩ khoa vật lí trị liệu - phục hồi chức năng có trách nhiệm:

Sử dụng chủ yếu các phương pháp vật lí trị liệu - phục hồi chức năng, kết hợp dùng Thu*c khi thật cẩn thiết trong điều trị.

Các thao tác phải thực hiện đúng quy định kĩ thuật bệnh viện, chuẩn bi sẵn sàng các phương tiện cấp cứu như ngừng tim, điện giật, bỏng, ngất…

Giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên những người bệnh điều trị lần đầu thực hiện đúng kĩ thuật. Phát huy vai trò chủ động tích cực của người bệnh và sự giúp đỡ của gia đình người bệnh.

Phối hợp chặt chẽ với các khoa trong bệnh viện, cử cán bộ đi thăm khám, hướng dẫn, giúp đỡ kĩ thuật phục hồi chức năng cho các trường hợp bệnh nặng tại các khoa.

Hồ sơ bệnh án

Bác sĩ khoa vật lí trị liệu-phục hồi chức năng có trách nhiệm:

Làm hồ sơ bệnh án thống nhất theo mẫu quy định, ghi chép đầy đủ. Phải sơ kết từng đợt điều trị, lượng giá đầy đủ về thể lực, chức năng của người bệnh, bổ sung phương pháp điều trị, phục hồi kịp thời.

Khi người bệnh ra viện phải tổng kết bệnh án, ghi rõ tình trạng sức khoẻ người bệnh và những hướng dẫn để người bệnh tiếp tục tự chăm sóc phục hồi.

Bảo đảm an toàn

Trưởng khoa vật lí trị liệu-phục hồi chức năng có trách nhiệm xây dựng nội quy, quy định vận hành từng máy, phân công người sử dụng bảo quản cụ thể và bảo đảm đồ dùng trong phòng máy như giường, bàn ghế.. không được làm bằng kim loại, không có chất dễ cháy, dễ nổ.

Kĩ thuật viên vận hành thiết bị y tế có trách nhiệm:

Trước khi điều trị phải kiểm tra lại thiết bị y tế bảo đảm thật an toàn mới được sử dụng.

Sử dụng các thiết bị y tế có điện cao tần, trung tần khi trong phòng không có máy khác đang hoạt động. Các máy trong phòng đặt cách nhau ít nhất là 3m, phòng phải khô ráo, sạch sẽ.

Khi máy đang phát sóng không được chạm vào người bệnh và máy.

Phải luôn theo dõi diễn biến bất thường của người bệnh.

Bảo đảm các lọ dung dịch Thu*c hoặc hoá chất phải có nhãn và được bảo quản, sử dụng theo đúng quy chế sử dụng Thu*c.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/quyche/quy-che-cong-tac-khoa-vat-ly-tri-lieu-phuc-hoi-chuc-nang/)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY