Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Quy chế công tác khoa y học cổ truyền

Khám bệnh và chẩn đoán bệnh theo y học cổ truyền và y học hiện đại, sử dụng các thiết bị kĩ thuật của y học hiện đại kết hợp điều trị bằng Thu*c y học cổ truyền, châm cứu, xoa bóp.

Quy định chung

Khoa y học cổ truyền thực hiện kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú và đông dược.

Khoa y học cổ truyền phối hợp với khoa lâm sàng tiến hành nghiên cứu ứng dụng y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật về y học cổ truyền trong điều trị và nghiên cứu khoa học.

Các bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền phải biết sử dụng các kết quả cận lâm sàng của học hiện đại kê chẩn đoán và theo dõi điều trị.

Các bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền được sử dụng một số thiết bị kĩ thuật của y học hiện đại để chẩn đoán điều trị kết hợp với các phương pháp của y học cổ truyền.

Lương y ở khoa, được khám bệnh, kê đơn và điều trị bằng y học cổ truyền và có trách nhiệm thực hiện đúng quy chế bệnh viện.

Khoa y học cổ truyền hướng về cộng đồng chỉ đạo sử đụng những kiến thức thông thường về xoa bóp day ấn huyệt, tập luyện dưỡng sinh, sử dụng Thu*c y học cổ truyền trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Quy định cụ thể

Khám bệnh, chẩn đoán bệnh

Bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền có trách nhiệm:

Khám bệnh và chẩn đoán bệnh theo y học cổ truyền và y học hiện đại, sử dụng các thiết bị kĩ thuật của y học hiện đại kết hợp điều trị bằng Thu*c y học cổ truyền, châm cứu, xoa bóp.

Khám bệnh toàn diện để chẩn đoán và chỉ định điều trị, ghi đơn Thu*c, công thức huyệt châm cứu thích hợp.

Loại trừ được các bệnh cấp cứu cần can thiệp bằng y học hiện đại như: Cấp cứu ngoại khoa, cấp cứu sản khoa, cấp cứu nội khoa, cấp cứu nhi khoa…

Làm hồ sơ bệnh án

Bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền có trách nhiệm :

Thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, phải có đủ hai phần: y học hiện đại và y học cổ truyền.

Theo dõi hàng ngày, ghi diễn biến bệnh lí đầy đủ vào hổ sơ bệnh án.

Lưu trữ hồ sơ bệnh án y học cổ truyền theo đúng quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án.

Kê đơn Thu*c

Bác sĩ, y sĩ Y học cổ truyền có trách nhiệm :

Ghi đơn Thu*c y học cổ truyền phải rõ ràng bằng tiếng Việt, đơn vị tính bằng gam, mililít, viên hoàn.

Kê đơn Thu*c độc, giảm độc phải theo đúng quy chế sử dụng Thu*c.

Kê đơn có các vị Thu*c cần sử dụng dạng đặc biệt phải ghi rõ và hướng dẫn người sắc Thu*c thực hiện đúng quy định sắc Thu*c, cách sử dụng Thu*c.

Không được ghi trong một đơn có cả Thu*c thang, Thu*c nước, Thu*c hoàn để dùng trong một ngày.

Châm cứu

Lương y, bác sĩ, y sĩ, và kĩ thuật viên châm cứu có trách nhiệm:

Thực hiện các kĩ thuật: Thể châm, điện châm, thủy châm, nhĩ châm, laser châm, chôn chỉ vào huyệt và cứu... theo chỉ định đã lựa chọn, ghi trong hồ sơ bệnh án.

Thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện:

Kim châm, kim tiêm, dụng cụ bông băng, gạc phải được hấp sấy tiệt khuẩn.

Mỗi người bệnh có một cơ số kim châm riêng đựng trong hộp, ghi rõ họ tên và số giường; không được dùng lại kim cho người bệnh khác.

Sát khuẩn đã dùng châm bằng cồn 70o nước và sau khi châm hoặc thuỷ châm .

Trước khi châm phải rửa tay, sát khuẩn, thực hiện quy chế trang phục y tế.

Buồng châm phải sạch, thoáng, kín, có buồng nam, nữ riêng.

Bảo đảm an toàn khi châm cứu:

Phải kiểm tra điện áp, tần số, cường độ tiếp xúc của máy điện châm, trước khi châm.

Phải giải thích mục đích, cách tiến hành châm cứu cho người bệnh.

Châm ít kim cho người bệnh châm lần đầu, tránh cho người bệnh lo sợ gây vựng châm.

Người bệnh phải được nghỉ 15 phút trước khi châm cứu.

Không châm cứu khi người bệnh đói, phải cẩn thận trong khi châm cứu người bệnh mắc bệnh tim mạch.

Có đầy đủ phương tiện chống choáng (vựng châm), nếu làm thủ thuật phải sẵn sàng xử lí các tai biến do kim cong, kim gãy, châm kim vào nội tạng, vựng châm.

Phải theo dõi người bệnh trong suốt quá trình lưu châm, khi rút kim phải kiểm tra bảo đảm không sót kim, không chảy máu, nếu có phải xử lí kịp thời.

Sau khi châm để người bệnh nghỉ 15 phút mới được ra khỏi buồng châm.

Thu*c y học cổ truyền

Lương y, bác sĩ, y sĩ học cổ truyền có trách nhiệm:

Sử dụng các loại Thu*c phiến, cao đơn hoàn tán của y học cổ truyền để điều trị cho người bệnh.

Thực hiện việc bào chế, bảo quản, sử dụng theo đúng quy định.

Bảo đảm việc sắc Thu*c cho người bệnh nội trú theo đúng quy định sắc Thu*c.

Nghiên cứu ứng dụng các bài Thu*c mới, bài Thu*c gia truyền phải theo đúng quy định đánh giá tính an toàn và hiệu lực Thu*c cổ truyền.

Không được sử dụng Thu*c kém chất lượng, Thu*c mốc, Thu*c mọt.

Không được lạm dụng tân dược trong điều trị; tỉ lệ Thu*c lân dược sử dụng không được quá 30% tổng số kinh phí chi cho điều trị của khoa.

Không được lợi dụng nghề nghiệp, tự ý trộn tân dược vào Thu*c y học cổ truyền để điều trị cho người bệnh.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/quyche/quy-che-cong-tac-khoa-y-hoc-co-truyen/)

Tin cùng nội dung

  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY