Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Sôi bụng đau dạ dày là bị gì? Có nguy hiểm không?

Tình trạng sôi bụng đau dạ dày có thể phát sinh khi người bệnh tiêu thụ một lượng lớn thức ăn, bị bệnh về đường tiêu hóa hoặc mắc chứng khó tiêu

tình trạng sôi bụng đau dạ dày có thể phát sinh khi người bệnh tiêu thụ một lượng lớn thức ăn hoặc mắc chứng khó tiêu. tuy nhiên ở một số trường hợp khác, tình trạng này không bắt nguồn từ những vấn đề liên quan đến dạ dày. nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ các bệnh lý tiềm ẩn chạy dọc theo đường tiêu hóa.

Sôi bụng đau dạ dày là bị gì?

Tình trạng sôi bụng có thể bắt nguồn từ sự chuyển động của dạ dày để đáp ứng hoạt động tiêu hóa chất lỏng, thức ăn, không khí và dịch tiêu hóa bên trong đường ruột.

Trong thời gian ruột tiêu hóa thức ăn và chất lỏng, thành dạ dày bắt đầu hoạt động, co bóp để trộn chất lỏng và thức ăn qua đường ruột, sau đó tiến hành tiêu hóa. toàn bộ quá trình này được y học gọi là nhu động ruột.

Nhu động ruột là nguyên nhân chủ yếu khiến da dày phát ra âm thanh. Hiện tượng này xuất hiện sau khi ăn vài giờ. Thậm chí nhu động ruột cũng có thể xảy ra vào ban đêm, trước khi đi ngủ.

Theo các chuyên gia sôi bụng là một hiện tượng bình thường. tuy nhiên sôi bụng đau dạ dày có thể là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý, vấn đề cần được điều trị y tế.

Tình trạng sôi bụng đau dạ dày có thể xuất hiện khi bạn mắc phải một trong những vấn đề sau:

1. Chấn thương bụng

Sau khi va chạm hoặc có một lực mạnh tác động lên vùng bụng, vị trí này sẽ bị chấn thương. Khi bị chấn thương bụng,người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu khó chịu sau:

    Đau bụng, cơn đau có thể xảy ra âm ỉ hoặc dữ dội

Các chấn thương ở bụng và triệu chứng xảy ra bên trong hệ thống tiêu hóa thường không thể kiểm tra và nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên những dấu hiệu được liệt kê dưới đây có thể giúp bạn phát hiện sớm bệnh lý, gồm:

    sôi bụng đau dạ dày

Trong đó, tình trạng sôi bụng đau dạ dày sau chấn thương vùng bụng có thể là triệu chứng cảnh báo tổn thương hoặc vỡ một cơ quan bên trong đường tiêu hóa. điều này khiến quá trình lưu thông khí trong khoang bụng bị cản trở và tạo ra âm thanh.

Những chấn thương liên quan đến tình trạng sôi bụng đau dạ dày có thể bao gồm gãy đốt sống, gãy xương sườn, chấn thương tại vùng thành bụng hoặc gãy xương chậu.

2. Nhiễm trùng đường tiêu hóa

Tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa xảy ra khi có sự xâm nhập và phát triển các loại vi khuẩn gây bệnh bên trong đường ruột. nhiễm trùng đường ruột nếu không được kiểm soát có thể lan rộng, dẫn đến viêm dạ dày và ruột.

Khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng ruột, người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác đau nhói tại vùng bụng,đau dữ dội kèm theo tình trạng nôn mửa và tiêu chảy.

Theo kết quả nghiên cứu, nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa. Ngoài ra bệnh cũng có thể hình thành và phát triển khi bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm, sử dụng thực phẩm hoặc nguồn nước không vệ sinh, thức ăn ôi thiu, tiếp xúc gần với một số loại động vật.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa gây ra các triệu chứng sau:

    Buồn nôn và nôn ói

Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện khi các  triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm sau 5 ngày chăm sóc đối với người lớn và hai ngày đối với trẻ em.

3. Viêm loét dạ dày

Sôi bụng đau dạ dày là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày. viêm loét dạ dày tá tràng hay viêm loét dạ dày thể hiện cho tình trạng vết loét hình thành và phát triển ở niêm mạc tá tràng hoặc niêm mạc dạ dày.

Bệnh xuất hiện khi lượng chất nhầy mang tác dụng bảo vệ dạ dày khỏi sự tác động của dịch tiêu hóa bị suy giảm. điều này khiến mô dạ dày bị ăn mòn do axit tiêu hóa và gây loét.

Ngoài tình trạng sôi bụng đau dạ dày, người bệnh có thể nhận biết bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thông quan những dấu hiệu sau:

    Buồn nôn hoặc nôn ói

4. Tắc nghẽn đường ruột

Tắc nghẽn đường ruột là một bệnh lý nguy hiểm và cần phải điều trị ngay lập tức. ở một số trường hợp nặng, bệnh nhân cần phải tiến hành phẫu thuật để phòng ngừa biến chứng và rủi ro không mong muốn.

Tắc nghẽn đường ruột xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

    Xoắn bụng

Ngoài ra tắc nghẽn đường ruột còn xuất hiện do nhiều nguyên nhân bệnh lý và vấn để  trong cơ thể. Cụ thể như:

    Viêm ruột thừa

Khi bị tắc nghẽn và nhiễm trùng đường ruột, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường sau:

    Tiêu chảy

Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu trên, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành  kiểm tra và điều trị kịp thời.

5. Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dày là tình trạng nguy hiểm xảy ra bên trong hệ tiêu hóa. trong hệ tiêu hóa gồm dạ dày, thực quản, tá tràng, ruột non, trực tràng, ruột già và hậu môn.

Xuất huyết dạ dày có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào ở đường tiêu hóa. lượng máu tiết ra từ vị trí bị tổn thương có thể dao động ở mức rất nhỏ cho đến chảy máu nghiêm trọng. đe dọa trực tiếp để tính mạng bệnh nhân. ở một số trường hợp, người bệnh cần thực hiện kiểm tra phân thì mới phát hiện được lượng máu tiết ra.

Những dấu hiệu giúp bệnh nhân phát hiện sớm bệnh xuất huyết đường tiêu hóa gồm:

    Phân có màu nâu sẫm hoặc phân đặc dính hơn

Các biện pháp chẩn đoán sôi bụng đau dạ dày

Trong trường hợp tình trạng sôi bụng đau dạ dày xảy ra với mức độ nặng, thường xuyên tái phát hoặc xuất hiện đồng thời với những dấu hiệu nghiêm trọng khác như nôn ra máu, đi ngoài ra máu tươi, cơ thể mệt mỏi… bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm giúp kiểm tra nguyên nhân và đánh giá mức độ nguy hiểm.

Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán tình trạng sôi bụng đau dạ dày gồm:

    Nội soi dạ dày – ruột: Nội soi quan sát hình ảnh bên trong ruột và dạ dày, tìm ra vị trí tổn thương hoặc  các điểm bất thường.
  • CT Scan: CT Scan được chỉ định để kiểm tra hình ảnh vùng bụng.
  • Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm máu cho phép bác sĩ chuyên khoa xác định tình trạng nhiễm trùng, tổn thương nội tạng hoặc viêm. Đồng thời đánh giá mức độ nghiêm trọng của các thương tổn.

Cách xử lý tình trạng sôi bụng đau dạ dày

Cách xử lý tình trạng sôi bụng đau dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng đi kèm. tình trạng này có thể tự thuyên giảm mà không cần phải áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu.

Tuy nhiên để thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe và cải thiện các triệu chứng, người bệnh có thể áp dụng một trong những cách xử lý sau:

1. Uống nhiều nước

Người bệnh có thể làm dịu nhanh tình trạng sôi bụng đau dạ dày bằng cách uống nhiều nước. đặc biệt là khi bệnh nhân không thể ăn thêm bất kỳ loại thực phẩm nào vào thời điểm này. việc uống nhiều nước có thể giúp bạn hỗ trợ tốt quá trình tiêu hóa, giảm sôi ruột và cải thiện tình trạng đau dạ dày.

Người bệnh nên uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày, chia nước thành nhiều phần để uống dần dần trong suốt cả ngày. Việc tiêu thụ nhiều nước có thể làm nhỏ âm thanh trong dạ dày.

2. Bổ sung dinh dưỡng bằng một bữa ăn nhẹ

Ở một số trường hợp, âm thanh sôi ruột là dấu hiệu của tình trạng bụng rỗng, bụng đói. Để cải thiện tình trạng này và phòng ngừa cơn đau xuất hiện, bạn có thể ăn một bữa nhẹ hoặc bổ sung dinh dưỡng trong một bữa ăn nhỏ.

Trong trường hợp âm thanh sôi bụng thường xuyên xảy ra vào một khung giờ nhất định, tình trạng này có thể là dấu hiệu cho thấy bạn nên bổ sung dinh dưỡng với nhiều bữa ăn hơn. thay vì 3 bữa tiêu chuẩn, một số người có thể cần từ 4  đến 6 bữa nhỏ mỗi ngày.

3. Nhai chậm

Nhu động ruột cũng như quá trình tiêu hóa thức ăn bắt đầu từ hoạt động nhai và nuốt. âm thanh sôi bụng kèm theo cảm giác đau nhói có thể liên quan đến chứng khó tiêu. người bệnh có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách nhai kỹ và nuốt thức ăn chậm hơn.

Việc ăn chậm, nhai kỹ có thể giảm bớt lượng không khí di chuyển vào dạ dày, ngăn ngừa đau bụng và rối loạn đường tiêu hóa.

4. Hạn chế sử dụng rượu bia, thực phẩm nhiều đường và thực phẩm tinh chế

Rượu bia, các loại thực phẩm có tính axit và thực phẩm chứa nhiều đường có thể tác động và kích thích dạ dày. từ đó gây ra hiện tượng sôi bụng đau dạ dày. một số loại thực phẩm mang tính axit như trái cây có múi, có vị chua và cà phê cũng được cũng được xác định là có khả năng gây ra hiện tượng sôi bụng kèm theo cảm giác đau nhói.

Các loại rượu bia, thực phẩm và thức uống có chứa cồn khác có khả năng gây ra âm thanh sôi bụng, kích thích đường tiêu hóa và gây đau dạ dày. Ngoài ra việc sử dụng rượu bia còn làm tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, kích thích quá trình sản xuất axit và làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

5. Tránh sử dụng những loại thực phẩm và đồ uống có khí gas

Một số loại thực phẩm và thức uống có thể tạo ra nhiều khí thừa. từ đó gây ra tình trạng sôi bụng đau dạ dày. chính vì thế nếu nhận thấy tình trạng đau dạ dày và sôi bụng xảy ra thường  xuyên hoặc âm thanh sôi bụng lớn, người bệnh có thể hạn chế sử dụng thực phẩm và các loại đồ uống chứa nhiều khí gas.

Một số loại thực phẩm dưới đây có thể kích thích quá trình sản xuất khí gas, gồm:

    Đậu lăng

6. Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn

Đi bộ, vận động nhẹ nhàng sau khi ăn có thể hỗ trợ hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày. từ đó tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn và cải thiện tình trạng sôi bụng đau dạ dày.

Ngoài ra việc duy trì thói quen đi bộ sau mỗi bữa ăn còn giúp người bệnh phòng ngừa bệnh lý và những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa.

Theo kết quả tổng hợp từ nhiều cuộc nghiên cứu, nếu đi bộ từ 15 – 20 phút sau mỗi bữa ăn, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên bạn cần tránh áp dụng thêm những hoạt động, động tác có cường độ cao sau khi ăn.

7. Chữa khỏi những vấn đề liên quan

Tình trạng sôi bụng đau dạ dày có thể xuất hiện do một số bệnh lý tiềm ẩn. cụ thể như tắc nghẽn đường ruột, nhiễm trùng đường tiêu hóa, xuất huyết dạ dày… đây đều là những bệnh lý nguy hiểm nên cần được điều trị y tế càng sớm càng tốt để phòng ngừa biến chứng xuất hiện.

Đặc biệt một số bệnh lý nguy hiểm như tắc nghẽn đường ruột, nhiễm trùng, viêm loét dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến thủng dạ dày và khiến bệnh nhân Tu vong.

Chính vì thế nếu nguyên nhân gây sôi bụng đau dạ dày là do bệnh lý, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Sôi bụng đau dạ dày xảy ra do nhiều nguyên nhân. tuy nhiên tình trạng này có thể được điều trị bằng các phương pháp đơn giản. riêng những trường hợp nặng, nguyên nhân gây đau và sôi bụng là do các bệnh lý nguy hiểm, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/soi-bung-dau-da-day)

Tin cùng nội dung

  • Tôi đau dạ dày nhiều năm rồi. Lần này có dịp lên Sài Gòn học, Mangyte chỉ giúp tôi phòng khám uy tín với. Tôi cần chuẩn bị gì khi đi khám bệnh. Cảm ơn Mangyte nhiều nhé. (Nguyễn Thành Tín Trung, Hậu Giang)
  • Mangyte cho em hỏi, chi phí nội soi ở cổ và dạ dày là bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn Mangyte. (Đình Phi - quận 12, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY