Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Sử dụng dầu khuynh diệp có tốt cho hệ hô hấp của bé không?

Con tôi mới sinh được 2 tháng, mẹ chồng tôi không cho sử dụng dầu khuynh diệp, bà nói dầu có chứa Camphor không tốt cho hệ hô hấp của bé.
Vậy tôi xin hỏi, mẹ chồng tôi nói vậy có đúng không thưa?

(Thái Thị Thanh Vân - TP.HCM)

Qua trình bày trong thư của bạn, thì dầu khuynh diệp hay còn gọi là dầu gió, được hai nhà hóa học Dennis ConsidenvàJohn White chiết xuất thành công, theo hướng tinh dầu khuynh diệp hiện đại. Sau đó, nhà hóa học người Pháp là F.S. Cloezđã tinh chế được chất Eucalyptol dùng để chế tinh dầu trong chữa bệnh, thành phần chủ yếu được chiết xuất từ các loại tinh dầu thảo dược từ thiên nhiên như khuynh diệp, hồi, quế, long não… thường dùng trong phòng, trị cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau bụng, nhức mỏi, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, côn trùng đốt…

Với em bé, dầu thường được dùng để tắm cho trẻ sơ sinh, bằng cách cho một lượng dầu nhỏ vào chậu nước ấm trước khi tắm cho bé, biện pháp này theo dân gian sẽ giúp bé ấm áp và không bị cảm lạnh, hay dùng xông hơi trị và phòng chống cúm hoặc cảm lạnh bằng cách nhỏ vài giọt dầu lên khăn tay, sau đó đặt bên cạnh gối khi ngủ, cách thức trên giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi và có giấc ngủ ngon hơn.

Mẹ chồng bạn cho rằng không nên cho bé sử dụng dầu khuynh diệp có chứa Camphor là có cơ sở khoa học. Trẻ sơ sinh do có cấu tạo bộ máy hô chưa hoàn chỉnh, chưa thích nghi được các chất kích từ các loại dầu, trong đó có dầu khuynh dịp đặc biệt là chất Camphor, vì Camphor được các nhà y học sử dụng trong kích thích tim mạch.

BS.CKI.TRẦN QUỐC LONG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/su-dung-dau-khuynh-diep-co-tot-cho-he-ho-hap-cua-be-khong-n137701.html)

Tin cùng nội dung

  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY