Sức khỏe hôm nay

Sững sờ phát hiện con gái mắc tiểu đường, mẹ khóc ngất khi biết lý do

Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người trẻ tuổi không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức, nhưng nếu không được kiểm soát thì cũng gây nguy hiểm như người lớn.

Gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Hầu hết nhiều người nghĩ rằng chỉ có người lớn mới mắc bệnh tiểu đường nhưng trên thực tế rất nhiều trẻ nhỏ đã mắc căn bệnh nguy hiểm này. trường hợp bé gái 14 tuổi ở bắc kinh vừa qua là một ví dụ điển hình. chia sẻ về việc này, các bác sĩ cho biết, cô bé được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, nguyên nhân rất có thể do tiêu thụ quá nhiều đường tinh luyện trong chế độ ăn hàng ngày.

Được biết, do công việc bận rộn nên người mẹ thường mua bánh ngọt sẵn ở nhà để bé ăn sáng và ăn vặt sau khi tan học. do không thích ăn cơm, bé đã tự ý cắt cơm trưa tại trường, tiền bữa cơm trưa đó, bé dành để mua bánh và các món ăn vặt. việc này mẹ của bé không hay biết cho đến khi phát hiện bệnh.

Tại việt nam, cũng có những trường hợp trẻ nhỏ bị tiểu đường. mới đây bệnh viện nhi trung ương điều trị tiểu đường type 2 cho bé gái mới 13 tuổi. từ nhỏ, bé gái đã thích uống nước ngọt, uống đều đặn hàng ngày nên lớn lên, cân nặng tăng nhanh ở mức béo phì. khi đến bệnh viện khám, chỉ số glucose trong máu của bệnh nhi lên tới 11, trong khi ở mức 6,5 đã được chẩn đoán mắc tiểu đường.

Theo các bác sĩ, bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người trẻ tuổi không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức, nhưng nếu không được kiểm soát thì cũng gây nguy hiểm như người lớn, nguy cơ ảnh hưởng thận, mắt, hệ thần kinh, tim – mạch máu, gây cao huyết áp, các chuyển hóa về đạm, axit béo ngày một nặng, hệ miễn dịch suy yếu… là khó tránh khỏi.

Dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ bị tiểu đường

Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em không dễ nhận ra. tuy nhiên, hãy chú ý đến những triệu chứng dưới đây ở trẻ:

Hay khát và tiểu nhiều: Biểu hiện dễ thấy nhất là khát nhiều, uống nhiều và đi tiểu nhiều. Đường tích tụ quá nhiều trong máu khiến thận phải làm việc tích cực hơn để lọc và hấp thu lượng đường dư thừa.

Háo ăn: Bệnh nhân đói nhiều hơn bình thường, có thể đói dữ dội kéo dài ngay cả sau khi ăn. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu insulin nên đường trong máu tuy cao nhưng đường trong tế bào vẫn bị thiếu hụt, khiến các mô cạn kiệt năng lượng.

mệt mỏi: bệnh nhân có thể thường xuyên mệt mỏi. có nhiều lý do dẫn tới tình trạng này, trong đó có tình trạng thiếu nước do đi tiểu nhiều và các tế bào bị đói, cạn kiệt năng lượng, làm giảm khả năng hoạt động của cơ thể.

Sụt cân: Bệnh nhân mất nhiều năng lượng do bị thải nhiều đường qua nước tiểu. Tuy người bệnh phải ăn nhiều hơn bình thường để giảm cảm giác đói, nhưng do mô không nhận đủ năng lượng từ đường trong thức ăn nên cơ thể phải lấy năng lượng từ mô mỡ đã tích lũy trước đó, dẫn tới giảm cân nhanh chóng.

Nhìn mờ: Lượng đường trong máu cao dẫn tới tình trạng rút dịch từ các mô, trong đó có mô thủy tinh thể của mắt. Điều này ảnh hưởng tới khả năng điều chỉnh tiêu cự của người bệnh.

da sẫm màu: kháng insulin có thể khiến da bị sẫm màu, nếu trẻ bị tiểu đường tuýp 2 có thể nhận thấy vùng da ở nách và cổ sậm màu hơn những vùng khác.

Vết thương lâu lành: Các vết loét hoặc nhiễm trùng khó hoặc lâu lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2.

M.Nguyệt (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ news (http://phununews.nguoiduatin.vn/sung-so-phat-hien-con-gai-mac-tieu-duong-me-khoc-ngat-khi-biet-ly-do-545904.htm)

Tin cùng nội dung

  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY