Người cao tuổi hôm nay

Chăm sóc người cao tuổi

Thành phố Hồ Chí Minh đã sẵn sàng kế hoạch tiêm chủng cho 970.000 trẻ từ 5-11 tuổi

Chiều 3/3, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức họp báo về tình hình phòng, chống dịch trên địa bàn.

Bộ Y tế cho phép tiêm vaccine Pfizer liều 0,2 ml cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Tuổi trẻ Cần Thơ tiếp nhận hơn 52 tỷ đồng hỗ trợ chăm lo cho người dân thành phố

Đại diện Sở y tế TP Hồ Chí Minh trả lời câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo.

Tại buổi họp báo, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM) Trịnh Duy Trọng cho biết Sở và Sở Y tế đã có cuộc họp giao ban và quán triệt, chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở giáo dục cố gắng tiếp tục triển khai các hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục, tăng cường kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn tiến rất phức tạp trong các cơ sở giáo dục.

Hiện nay, các cơ sở giáo dục đang duy trì hai hình thức dạy học vừa trực tiếp và dạy học gián tiếp để bảo đảm việc học tập cho những học sinh chưa thể đến trường học trực tiếp. Khi những học sinh này quay trở lại trường học tập trực tiếp các trường phải rà soát lại và có kế hoạch bồi dưỡng cho những học sinh này.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) cho biết, Sở Y tế đã chuẩn bị kế hoạch chuẩn bị tiêm chủng cho trẻ 5-11 tuổi.

Theo đó, tất cả trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sinh sống học tập tại thành phố đều được tiêm. Dự kiến có 970.000 trẻ gồm 3 nhóm đối tượng. Với trẻ đi học tiêm tại trường học, do cơ sở giáo dục, y tế địa phương sắp xếp. Với trẻ không đi học tiêm tại điểm tiêm cố định, lưu động do UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức bố trí. Thứ 3 là trẻ đang được điều trị tại các cơ sở y tế do các bệnh viện tiêm.

Nguyên tắc triển khai tiêm là từ lứa tuổi 11, 10, 9 tuổi trở xuống dần. Dự kiến mũi 1 tiêm trong 10 ngày. Khi đủ thời gian tiêm mũi 2 thì ngành y tế thành phố sẽ tiêm mũi 2 với thời gian cũng diễn ra trong 10 ngày. Hiện công tác chuẩn bị cơ bản hoàn tất.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố đưa ra chỉ tiêu, cố gắng phấn đấu trong 2 tuần tới sẽ vượt qua đỉnh dịch. Để làm được điều này, UBND thành phố Thủ Đức, quận, huyện, phường, xã, thị trấn phải thực hiện nghiêm đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết 128 của Chính phủ tại địa phương và khắc phục ngay điểm yếu của mình.

Dự kiến trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm vaccine phòng Covid-19 vào cuối tháng 3

Thành phố Hồ Chí Minh: tăng tốc đón khách đoàn, sẵn sàng đón du khách quốc tế

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-da-san-sang-ke-hoach-tiem-chung-cho-970000-tre-tu-5-11-tuoi-164014.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY