Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Thay đổi giọng ở trẻ em có đáng lo không?

Phát hiện giọng nói trẻ thay đổi, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ và thay vì lo lắng hãy tìm hiểu kỹ triệu chứng này.

Khàn tiếng chiếm khoảng 2% trong số các trường hợp trẻ em bị thay đổi giọng và đây là dấu hiệu mà các bậc phụ huynh phải lưu ý để đưa trẻ đi khám. Khàn tiếng ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp, tập đọc và học ngoại ngữ... của trẻ.

90% là trẻ bị viêm thanh quản cấp

Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Chuyên gia Tai Mũi Họng, khi trẻ xác định thay đổi giọng do viêm thanh quản cấp, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị toàn thân bằng kháng sinh (nếu bác sĩ thấy cần), kháng viêm, chống dị ứng.

Trường hợp này trẻ cũng có thể được điều trị tại chỗ bằng khí dung, nhỏ Thu*c thanh quản (tùy tuổi và khả năng hợp tác) và làm ấm cơ thể tại chỗ. Bệnh sẽ lui và giọng trẻ sẽ trở lại bình thường từ 7-10 ngày.

(Ảnh minh họa)

Viêm thanh quản mạn

Trong trường hợp trẻ khàn tiếng kéo dài trên 3 tháng, sẽ cần phải xem xét khả năng trẻ bị tổn thương thanh quản do trẻ “lạm dụng giọng nói” của mình. Bác sĩ sẽ khám, điều trị nội khoa và hướng dẫn cha mẹ cách phối hợp chữa bệnh và chăm sóc trẻ.

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào cho biết, loại khàn tiếng này thường phải chữa lâu ngày và rất cần sự hợp tác của trẻ và cha mẹ. Theo đó, trẻ phải điều trị bằng Thu*c và luyện tập.

“Trẻ phải được điều trị ngay các viêm nhiễm tại vùng mũi họng khi mới bắt đầu xuất hiện (ví dụ: ngạt mũi, chảy mũi, ho, sốt, đau họng…) vì những tác động viêm nhiễm của mũi họng sẽ ảnh hưởng lớn tới tiến triển điều trị của thanh quản. Cha mẹ cần quan tâm đến trẻ hơn, giải thích để trẻ tự kiềm chế việc nói quá sức, la hét của mình”, PGS.TS Phạm Thị Bích Đào nói.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định phẫu thuật nếu trẻ có tổn thương tại thanh quản rõ ràng như hạt xơ dây thanh, polip, u nang…

Xử trí hạt xơ dây thanh ở trẻ

Với những trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, nếu là hạt xơ nhỏ, không ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ, chỉ nên điều trị nội khoa - tức là điều trị bằng Thu*c và các bài tập về phát âm kết hợp với loại bỏ dần thói quen sử dụng giọng quá thái của những trẻ bị hạt xơ dây thanh. Sau 12 tuổi, do sự phát triển của nội tiết tuổi trưởng thành, hạt xơ có thể hết.

Trường hợp trẻ tái phát hạt xơ sau phẫu thuật có thể xảy ra nếu trẻ vẫn sử dụng giọng quá mức thì khả năng tái phát lên trên 90%.

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào cũng cho biết, với những trẻ hạt xơ quá to, âm tạo ra không đảm bảo khả năng học tập và giao tiếp của trẻ, cha mẹ nên cân nhắc việc phẫu thuật cho trẻ. Tuy nhiên, các trường hợp này, trẻ phải được đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa.

Hỗ trợ trẻ tập phát âm ngay sau phẫu thuật

Trẻ sau phẫu thuật có thể điều trị duy trì tại chỗ bằng các Thu*c khí dung hoặc nhỏ Thu*c vào thanh quản (nếu có thể). Điều trị ngay mỗi khi trẻ có đợt viêm cấp vùng mũi họng./.

Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào/vov.vn

https://vov.vn/suc-khoe/thay-doi-giong-o-tre-em-co-dang-lo-khong-1016397.vov

Mạng Y Tế
Nguồn: Lao động thủ đô (http://laodongthudo.vn/thay-doi-giong-o-tre-em-co-dang-lo-khong-104106.html)

Tin cùng nội dung

  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Vị giác có thể phục hồi một phần hay hoàn toàn sau khi ngừng điều trị khoảng 1 năm. Súc miệng bằng nước súc miệng tự pha trước khi ăn giúp tăng vị giác
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY