Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Thử ngay cách trị bệnh trĩ bằng nha đam cực dễ làm này

Trị bệnh trĩ bằng nha đam là một trong những biện pháp được áp dụng rộng rãi, phổ biến để làm dịu nhanh cơn đau rát và cảm giác kích ứng, khó chịu.

trị bệnh trĩ bằng nha đam là một trong những biện pháp giúp làm dịu nhanh cơn đau rát và cảm giác kích ứng, khó chịu khá phổ biến. sở dĩ điều này có được là do thành phần nha đam có hàm lượng lớn chất chống viêm, giúp giảm viêm do giãn tĩnh mạch ở cạnh hậu môn. 

Trị (hay còn gọi là bệnh lòi dom) là hiện tượng các tĩnh mạch cạnh hậu môn và trực tràng bị sưng, viêm. các triệu chứng phổ biến của bệnh là đau, ngứa, rát, chảy máu trực tràng. mặc dù chúng thường tự biến mất trong một vài tuần, nhưng bệnh có thể gây khó chịu từ nhẹ đến nghiêm trọng. các biện pháp khắc phục tại nhà như dùng nha đam có thể giảm đau hiệu quả.

Tác dụng trị bệnh trĩ bằng nha đam

Nha đam (hay lô hội) là loại cây được tìm thấy nhiều ở các quốc gia cận nhiệt đới. Thân mọng nước, chứa chất gel có khả năng chữa lành vết thương, bỏng nhỏ và kích ứng da. Gel lô hội được cấu tạo từ 99% nước và 1% glycoprotein & polysacarit. Trong đó:

    Hoạt chất glycoprotein có tác dụng giảm đau, viêm;

Cả hai chất này đều có khả năng kích hoạt, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Với người bị trĩ, gel lô hội có công dụng làm dịu kích ứng, giảm đau, viêm do trĩ. Hơn nữa, các enzym trong gel cũng hỗ trợ làm dịu kích ứng khi bôi tại chỗ.

Mủ lô hội nằm bên dưới lá, chứa chất anthraquinone có đặc tính nhuận tràng, kích thích nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn nên thường được dùng đường uống để trị chứng táo bón – một trong những nguyên nhân chính gây bệnh trĩ. Đôi khi, chúng cũng được chỉ định cho bệnh nhân bị tiểu đường, viêm xương khớp, viêm đại tràng, bệnh đa xơ cứng, vấn đề về thị lực (tăng nhãn áp). Tuy nhiên, dùng mủ liều cao có thể gây kích ứng lên đường tiêu hóa, cần đặc biệt chú ý khi dùng.

Nhìn chung, nha đam là nguyên liệu an toàn, lành tính, rẻ tiền. Mặc dù không có đủ bằng chứng lâm sàng về hiệu quả của lô hội đối với bệnh trĩ, tuy nhiên tổ chức National Center for Complimentary and Integrated HealthTrusted Source đã liệt kê nguyên liệu trên thuộc nhóm an toàn để sử dụng tại chỗ. Bạn có thể dùng nha đam dđể bôi ngoài da hoặc bổ sung theo đường thực phẩm nhằm cải thiện biểu hiện khó chịu do trĩ.

Hướng dẫn cách dùng nha đam chữa bệnh trĩ

Tham khảo hướng dẫn cách dùng nha đam chữa bệnh trĩ sau đây:

Cách dùng

Bôi gel nha đam

    Cắt đôi lá tươi cây nha đam, hứng lấy chất gel chảy ra. Hoặc, bạn cũng có thể mua gel lô hội đã được chế biến sẵn tại các cửa hàng mỹ phẩm, tiệm Thu*c.

Bổ sung nha đam trong chế độ ăn uống hằng ngày

Với tính chất nhuận tràng, nha đam có khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, làm mềm phân, hạn chế tối đa ma sát cơ học gây đau rát, viêm chảy máu. bạn có thể dùng nước ép nha đam mỗi ngày, cách thực hiện đơn giản như sau:

    Lấy 1 – 2 bẹ nha đam đem gọt bỏ phần vỏ, lấy phần lõi ruột bên trong, rửa sạch với nước cho bớt chất nhớt.

Liều dùng

    Với mủ nha đam: bạn nên giới hạn liều dùng dao động khoảng 50  -200 mg/ ngày. Không nên quá liều vì sẽ gây kích ứng dạ dày, ruột.

Một số lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng nha đam

Khi dùng nha đam chữa bệnh trĩ, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

    Một số người bị dị ứng với hành, tỏi có khả năng bị dị ứng với nha đam. Dị ứng nha đam có thể làm xuất hiện các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, phát ban, khó thở… Ngưng sử dụng và tìm các giải pháp thay thế nếu gặp phải các biểu hiện trên. Bạn cũng có thể kiểm tra phản ứng dị ứng bằng cách thoa một lượng nhỏ gel lên mu bàn tay, đợi từ 24 – 48 tiếng. Nếu như không có biểu hiện bất thường xảy ra, bạn có thể yên tâm sử dụng.

Trên đây là một số thông tin về cách chữa bệnh trĩ bằng nha đam. nội dung bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên và tư vấn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/thu-ngay-cach-tri-benh-tri-bang-nha-dam-cuc-de-lam-nay)

Tin cùng nội dung

  • Loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến, thường gặp ở nước ta cũng như trên thế giới, bệnh do sự phá huỷ làm mất lớp niêm mạc dạ dày hành tá tràng.
  • Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Tôi bị kiết lỵ đã mấy tuần nay, đau bụng, mót rặn và đi đại tiện phân có nhầy máu. Tôi đã dùng Thu*c uống nhưng không khỏi.
  • Bài Thuốc này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được dòng họ Lý mang sang Việt Nam, và ngày nay, chỉ còn một chân truyền duy nhất là ông Lý Văn Sèng ở Hà Giang.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
  • Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY