Bài thuốc dân gian hôm nay

Thuốc nam chữa đau răng

Để răng đỡ đau nhức phải lấy hết thức ăn trong lỗ răng sâu, súc miệng sạch bằng nước muối ấm, đồng thời có thể dùng một số bài Thuốc đơn giản sau:
Để răng đỡ đau nhức phải lấy hết thức ăn trong lỗ răng sâu, súc miệng sạch bằng nước muối ấm, đồng thời có thể dùng một số bài Thuốc đơn giản sau:

- Lá trầu không, củ nghệ vàng, búp bàng, mỗi thứ 50g. Rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu. Khi dùng đem đun cách thuỷ (đậy kín nút chai để rượu không bay hơi) cho sôi 30 phút rồi lấy ra để nguội. Ngậm (súc miệng) trong 5-10 phút hay dùng bông thấm Thuốc bôi vào chỗ đau, sau nhổ nước Thuốc đi. Hoặc lấy 2 - 3 lá trầu không, rắc ít muối, giã nhỏ, hòa vào một chén rượu. Gạn lấy nước trong để ngậm liên tục tới khi khỏi đau răng">đau răng

- Vỏ xoài 3 miếng cỡ bàn tay cạo bỏ phần ngoài, thái nhỏ, sắc với 3 chén nước, cứ 3 phần nước thì thêm 1 phần rượu, cho vào chai dùng dần. Mỗi lần lấy 1 chén con, ngậm khoảng 10 phút, thỉnh thoảng súc miệng rồi nhổ đi, ngày dùng 4 lần vào buổi sáng, tối (trước khi đi ngủ) và sau 2 bữa ăn chính.

- Rễ rau dền đốt tồn tính, đem tán nhỏ, xát vào hàm răng, sau một lúc hết đau.

- Xương đùi gà trống 1 đôi (lấy khi mới làm thịt) đem đốt tồn tính (gần thành than), tán thành bột mịn; hồ tiêu sao giòn, tán thành bột (lượng bằng xương gà). Hai thứ trộn đều, xát vào chỗ chân răng chảy máu hay bị sưng. Thuốc có tác dụng chữa chảy máu chân răng, sâu răng.

- Bột phèn phi 30g, đại hồi 10g, kê nội kim (màng mề gà) đốt tồn tính 10g. Cả 3 vị tán thành bột mịn, trộn đều, cho vào lọ nút kín dùng dần. Khi dùng, xát bột Thuốc vào chỗ răng sâu hoặc chỗ lợi viêm, chảy máu.

- Vỏ trắng của cây ruối 100g, rượu 100ml. Cạo vỏ ngoài, thái nhỏ cho vào rượu ngâm, ngày ngậm 4-5 lần, dùng trong 2-3 ngày liền hoặc sắc nước lá ruối với muối để súc miệng.

- Lá chanh một nắm, giã cho ít muối, vắt lấy nước cốt, cho cục vôi bằng hạt ngô vào, phơi sương 1 đêm. Ngậm nước đó hoặc có thể dùng bông chấm vào chỗ đau.

- Lấy nhân hạt ra nghiền nhỏ đặt vào hố răng cũng có thể làm hết đau ngay.

Chú ý, các Thuốc trên có thể chữa khỏi hoặc làm giảm đau tức thì, nếu sau đó bị đau lại nhiều lần thì bạn hãy đến khám răng tại các phòng khám nha khoa hoặc các bệnh viện răng hàm mặt để xác định nguyên nhân gây đau răng">đau răng và được chữa trị triệt để.

Bác sĩ Thúy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuoc-nam-chua-dau-rang-18088.html)

Tin cùng nội dung

  • Không nên sử dụng lidocain 2% để điều trị đau do mọc răng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do có thể gây ra tác dụng bất lợi nghiêm trọng, thậm chí gây Tu vong
  • Bà Tâm bị đau răng, đã uống Thu*c rodogyl con gái mua cho rồi mà vẫn không khỏi. Bụng thì đói mà chẳng ăn uống gì được. Cứ húp cháo hoài bà thấy người cứ nhão ra.
  • Lá trầu không không chỉ giúp trị mụn mà còn giúp trị nám, tàn nhang một cách nhanh chóng.
  • Cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn ngô đồng, mộc du thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Bạn cần đến gặp nha sĩ khi bạn có triệu chứng đau răng.
  • Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng như sâu răng, viêm lợi, nướu răng,… Người bệnh cần khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để xác định nguyên nhân và điều trị triệt để. Trong quá trình điều trị để răng đỡ đau và đạt kết quả nhanh có thể dùng một số bài Thuốc đơn giản sau:
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY