Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón và cách trị

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón khiến nhiều bà mẹ bỉm sữa lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu và cách điều trị cho bé qua bài viết.

trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón khiến nhiều bà mẹ bỉm sữa hoang mang, lo lắng. tuy nhiên, hiện tượng này khá phổ biến, mẹ bỉm cần tìm hiểu những dấu hiệu táo bón và giúp con cải thiện tình trạng bằng các biện pháp an toàn.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón có sao không?

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón có sao không?

Táo bón gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. nguyên nhân chủ yếu là do chứng rối loạn tiêu hóa và thường là vấn đề không quá nghiêm trọng. tình trạng táo bón cũng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những em bé chưa đầy tháng tuổi.

Hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi khá phổ biến. trẻ có thể đi đại tiện cách 3 đến 4 ngày một lần, thời gian này được cho là giai đoạn cơ thể bé chuyển hóa những dưỡng chất nạp vào thông qua sữa mẹ. nếu không kèm theo những dấu hiệu bất thường khác, mẹ bỉm có thể yên tâm.

Một số triệu chứng thường gặp khi bé bị táo bón có thể kể đến như: bé tỏ thái độ khó chịu, bụng cứng và đầy, bỏ ăn, xì hơi có mùi nặng. ngoài ra, khi đi đại tiện, bé phải rặn mạnh, phân rắn có khi vón thành cục như phân dê. mỗi khi dùng sức, trẻ sơ sinh thường khóc ré lên do hậu môn bị đau, thậm chí là nứt rách. 

Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh có thể diễn ra trong vài ngày, hoặc vài tuần. một số trường hợp, táo bón kéo dài vài tháng không có cải thiện. tình trạng này có thể gây ra các hậu quả đối với sức khỏe của trẻ nhỏ như trẻ không muốn ăn, ăn không tiêu, bụng chướng, đầy hơi, suy dinh dưỡng,…

Tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài có thể gây ra những hệ lụy nguy hại cho sức khỏe

Nếu không tống phân ra khỏi cơ thể, lâu dần, độc tố có thể tích tụ. Đặc biệt, trường hợp giữ phân còn gây ra hiện tượng hấp thụ ngược. Điều này cực kỳ nguy hại cho máu và sức khỏe của trẻ nhỏ.

Nhận biết tình trạng trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón

Như đã đề cập ở trên về một số biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng có thể nhận ra được các biểu hiện bất thường của con. đặc biệt là đối với mẹ bỉm sữa chưa có kinh nghiệm, sinh con đầu lòng.

Để các mẹ có cái nhìn rõ hơn về tình trạng này, dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết chi tiết đối với tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh:

Trẻ thường xuyên quấy khóc, lười ăn

Tình trạng quấy khóc không rõ nguyên nhân, kèm theo biểu hiện lười ăn, mặt nhăn nhó khó chịu là các dấu hiệu táo bón thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. nguyên nhân là do cơ thể trẻ không hấp thụ được hết những dưỡng chất có trong sữa mẹ, bên cạnh đó chất thải không được đào thải hợp lý gây ra.

Chính vì thế mà mẹ bỉm sẽ nhận thấy bụng bé có dấu hiệu chướng, cứng khó chịu. Trẻ sẽ quấy khóc vô cơ, ngủ không được ngon giấc. Lâu dần, nếu thức ăn không được tiêu hóa, đào thải trẻ sẽ không còn muốn ăn như bình thường. Điều này rất dễ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng đối với trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh đi ngoài thưa thớt

Bình thường, đối với những em bé bú hoàn toàn sữa mẹ từ 8 – 12 tháng tuổi sẽ đi đại tiện cách 1 – 2 ngày một lần. trường hợp bé phải bổ sung thêm sữa công thức thì số lần đi ngoài sẽ giãn ra hơn.

Những lần đi đại tiện của bé thưa thớt, kèm theo hiện tượng rặn khó khăn, đau và khóc quấy

Do đó, mẹ nên theo dõi số lần đi đại tiện của con, xem xét bao nhiêu lâu con mới đi đại tiện bình thường, màu sắc và chất lượng phân như thế nào. Đặc biệt, trong quá trình đưa phân ra ngoài, em bé có phải dùng sức quá nhiều không, mặt có nhăn nhó, đỏ bừng không. Nếu nhận thấy con có những biểu hiện này, có nghĩa bé đang bị táo bón.

Bé bị đầy bụng, khó tiêu

Mẹ có thể kiểm tra bụng của trẻ. nếu con bị táo bón, bụng sẽ có hiện tượng phình to, sờ vào thấy cưng cứng. điều này cho thấy bé đang bị khó tiêu, đầy bụng. nhận biết táo bón thông qua dấu hiệu này cũng là cách được nhiều mẹ bỉm áp dụng, nhất là khi em bé trong giai đoạn nhũ nhi dưới 1 tháng tuổi.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:

Con bị táo bón do chế độ ăn uống của mẹ

Đa số em bé sinh ra trong giai đoạn đầu đều bú sữa mẹ để phát triển. bởi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào và thật sự cần thiết đối với cơ thể nhạy cảm của trẻ. tuy nhiên, nhiều mẹ bỉm còn chủ quan đối với chế độ ăn uống của bản thân, điều này vô tình khiến cho trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng.

Nhất là tình trạng mẹ bỉm ăn nhiều đồ ăn cay nóng, khó tiêu, ít chất xơ,…khiến cho em bé bú sữa gặp phải tình trạng táo bón, đầy bụng. Do đó, để hạn chế xảy ra tình trạng này, mẹ bỉm nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống hằng ngày.

Thay những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe bằng thức ăn sạch với nhiều rau xanh, trái cây, thịt cá,…để cung cấp chất khoáng, vitamin, chất xơ cho trẻ. Nhờ vào đó, em bé có thể đi đại tiện dễ dàng hơn. Mẹ cũng có thể bổ sung sữa chua để cung cấp lợi khuẩn cho hệ thống tiêu hóa.

Trẻ sơ sinh bú thêm sữa công thức

Một số bà mẹ gặp vấn đề về tuyến sữa sau khi sinh phải sử dụng sữa công thức để nuôi con. việc tiếp xúc với sữa ngoài sớm là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.

Một số em bé bị dị ứng với sữa công thức khiến cho hệ tiêu hóa không hoạt động tốt dẫn đến tình trạng táo bón

Bởi, dạ dày của bé vẫn chưa được hoàn thiện, do đó khi uống sữa pha sẵn, hệ thống tiêu hóa của con sẽ gặp nhiều áp lực. Ngoài ra, nếu mẹ cho bé uống sữa pha không đúng công thức, nguy cơ khó tiêu, đầy bụng cũng tăng cao. Vì thế, mẹ bỉm nên lưu ý vấn đề này.

Do bé mắc bệnh

Ngoài nguyên nhân sữa mẹ và sữa công thức, hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh có thể là do cơ thể bé đang mắc một vài bệnh lý nào đó. điển hình như các tổn thương bên trong đường tiêu hóa, dị tật bẩm sinh khiến cho trẻ bị táo bón ngay khi còn chưa đầy tháng tuổi.

Điều trị tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi như thế nào?

Để điều trị khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, bạn đọc có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé

Trường hợp trẻ sơ sinh đang bú mẹ, để cải thiện tình trạng táo bón của con mẹ nên điều chỉnh lại thói quen ăn uống của mình. bổ sung chất xơ và vitamin từ các loại thức ăn dễ tiêu hóa để đảm bảo con có nguồn sữa chất lượng.

Trường hợp bé bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên bổ sung những món ăn giàu chất xơ tự nhiên, chất khoáng cần thiết, cho bé uống nước để phân mềm và dễ thải ra ngoài hơn. việc thay đổi chế độ dinh dưỡng được xem là biện pháp có hiệu quả lâu dài và an toàn khi trị táo bón cho trẻ sơ sinh.

Ngâm hậu môn của bé với nước ấm

Đây là một trong những biện pháp thủ công giúp cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ. nhất là những em bé lười ăn, thường xuyên quấy khóc không rõ nguyên nhân. nước ấm sẽ giúp kích thích cơ vòng hậu môn hoạt động, thông qua đó trẻ sẽ đi ngoài dễ dàng hơn. mẹ bỉm có thể ngâm hậu môn cho con 5 – 10 phút mỗi lần, cách 1 – 2 ngày thực hiện một lần.

Massage bụng cho trẻ sơ sinh

Massage là biện pháp kích thích hữu hiệu giúp bé đi đại tiện thuận lợi hơn. Một số cách như:

    Massage theo khung đại tràng 

Khi nhận thấy con có những biểu hiện táo bón, mẹ có thể sử dụng biện pháp massage khung đại tràng cho trẻ. Sử dụng hai ngón tay trỏ và ngón giữa để lên bụng bé, gần chỗ rốn. Sau đó, mẹ ấn nhẹ, xoay vòng theo chiều kim đồng hồ từ phải qua trái, sử dụng rốn làm trung tâm. 

Mỗi lần mẹ thực hiện khoảng 200 nhịp, mỗi ngày áp dụng 3 – 4 lần. Nên thực hiện cách nhau 2 bữa ăn, thông qua đó nhu động ruột sẽ được kích thích giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

Mẹ bỉm có thể áp dụng biện pháp massage để kích thích nhu động ruột, giúp con đại tiện dễ dàng hơn
    Massage động tác đạp xe đạp

Mẹ bỉm nắm cổ chân của trẻ, sau đó di chuyển hai chân tương tự như động tác đạp xe đạp. Thông qua sự vận động này, nhu động ruột sẽ được kích thích giúp phân dễ tống ra ngoài hơn.

    Co duỗi gối

Ngoài hai động tác trên, mẹ cũng có thể giúp bé thực hiện động tác co duỗi gối để kích thích nhu cầu đi đại tiện của bé. Tương tự như động tác kể trên, mẹ bỉm sẽ nắm hai cổ chân của con, sau đó đẩy hai gối gập vào bụng, giữ trong khoảng vài giây.

Sau đó mẹ nhẹ nhàng kéo chân bé duỗi thẳng ra. Lặp lại động tác liên tục trong khoảng 10 phút. Động tác này sẽ giúp bé nhanh chóng cải thiện hiện tượng đầy hơi, táo bón.

Nếu sau khi đã áp dụng các biện pháp tại nhà nhưng tình trạng táo bón của con không cải thiện, mẹ bỉm nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ. thông qua kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp và an toàn nhất.

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có những thông tin cần thiết về vấn đề trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón. để bảo vệ sức khỏe cho con, mẹ bỉm nên quan sát những biểu hiện của con hàng ngày. nếu nhận thấy những bất thường, nên can thiệp khắc phục giúp con. tốt hơn hết nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Có thể bạn quan tâm:

    Trẻ bị táo bón và đi ngoài ra máu có đáng lo ngại? Cha mẹ nên làm gì?
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ và cách xử lý
  • Bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/tre-so-sinh-duoi-1-thang-tuoi-bi-tao-bon)

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
  • Táo bón do nhiều nguyên nhân như tràng vị táo nhiệt, cơ thể suy nhược, khí huyết không tốt, khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhu động ruột kém, do viêm đại tràng co thắt, ít vận động,… Bên cạnh việc dùng Thu*c, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, có thể sử dụng một số thực phẩm - vị Thu*c sau đây có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY