Pháp luật hôm nay

Từ vụ dâm ô trẻ em: Cần sửa đổi toàn diện Luật trẻ em 2016 và 2018

Lời tòa soạn: Trong thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ xâm hại, dâm ô đặc biệt nạn nhân là trẻ em khiến dư luận xã hội bức xúc. Dư luận có ý kiến về việc sửa đổi Bộ luật hình sự để đưa vào tội danh dâm ô với trẻ em, báo Sức khỏe Đời sống xin giới thiệu bài viết của Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế Trần Thị Trang.

Nhân vụ bé gái bị xâm hại trong thang máy, nhiều người nói phải sửa Bộ luật hình sự 2015 để đưa tội này vào xử lý hình sự và xử lý nặng. Điều này cần thiết và phải làm. Nhưng theo thực tiễn làm luật ở Việt Nam hiện nay thì quãng độ 10 năm nữa Bộ luật hình sự mới có cơ hội sửa. Tại thời điểm này điều đó là khó có thể làm được.

Có một phương án khả thi hơn, dễ dàng hơn và cũng hiệu quả hơn là sửa Luật Trẻ em năm 2016. Khả thi hơn là bởi Luật này dù đã được sửa đổi, bổ sung một lần năm 2018 nhưng có một số điểm chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhiều người là: tuổi trẻ em vẫn là 16 thay vì phải là 18, các quy định về tạo điều kiện và môi trường thuận tiện, an toàn cho trẻ em, dinh dưỡng học đường, game, game online, internet độc hại, bạo lực với và bởi trẻ em,.... Thế nên cần phải có một Luật được sửa đổi toàn diện thay thế cả Luật 2016 và 2018.

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế Trần Thị Trang

Dễ dàng hơn bởi Luật Trẻ em là Luật nằm trong nhóm pháp luật dân sự, hành chính, độ khó và độ phức tạp không như Bộ luật hình sự, có sự hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ, cung cấp bằng chứng khoa học và kinh nghiệm của nhiều tổ chức khoa học, bảo vệ quyền trẻ em trong nước và thế giới, chi phí xây dựng và thực thi Luật thấp....

Hiệu quả hơn là bởi Luật Trẻ em có thể bổ sung nhiều chế tài hành chính tư pháp, biện pháp xã hội ngay trong luật đối với các hành vi xâm hại trẻ em rất hiệu quả mà việc bỏ tù vài năm chưa chắc đã "nghiêm khắc" bằng như: cấm tiếp xúc suốt đời, cấm xuất hiện tại một số địa điểm công cộng, công khai hình ảnh kèm thông tin vi phạm tại nơi cư trú, trên phương tiện truyền thông, buộc xin lỗi công khai, lao động công ích.... Các biện pháp này còn nghiệt ngã và đáng sợ hơn bỏ tù vì nó được dư luận xã hội giám sát, lên án, kỳ thị và ruồng bỏ.

Việc xác định vi phạm, quyết định biện pháp xử lý cũng đơn giản và nhanh chóng hơn thông qua các thủ tục hành chính tư pháp thay vì tố tụng, chỉ cần trao quyền cho chủ tịch UBND cấp huyện trở lên là được. Đấy là chuyện của tương lai và chuyện của Nhà nước.

Còn với tư cách công dân và người cha, người mẹ có con cái và có con gái, ngay lúc này chúng ta cần lên tiếng và lên án hành vi của những kẻ vô lại. Mọi trẻ em chỉ để nâng niu, yêu thương và dành cho những điều tốt đẹp nhất!

Trần Thị Trang

(Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/hay-len-tieng-n155587.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY