Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Ung thư dạ dày ở trẻ em: nguyên nhân và triệu chứng nhận biết

Ung thư dạ dày ở trẻ em sẽ khiến trẻ gặp phải đau đớn, thậm chí là ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức khỏe, gây nhiều nguy hiểm đến tính mạng

ung thư dạ dày ở trẻ em dù không phải là một căn bệnh phổ biến nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhất định trong các loại ung thư gây nguy hiểm. ung thư dạ dày ở trẻ em sẽ khiến trẻ gặp phải đau đớn, thậm chí là ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức khỏe, gây nhiều mối lo đến tính mạng của trẻ. hầu như các dấu hiệu của ung thư dạ dày rất khó được phát hiện bằng mắt thường ở giai đoạn đầu. dù rằng thời gian phát hiện sớm có thể giúp quá trình điều trị ung thư dạ dày ở trẻ em diễn ra được hiệu quả hơn. 

Ung thư dạ dày ở trẻ em là gì?

Ung thư dạ dày là tình trạng xuất hiện các tế bào ung thư hoặc khối u bên trong dạ dày của trẻ. với chức năng là một cơ quan của hệ thống tiêu hóa, trẻ em bị mắc bệnh ung thư dạ dày thường gặp rất nhiều vấn đề về việc hấp thụ dinh dưỡng, phát triển thể chất và tăng cường sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết

Hầu như bệnh ung thư dạ dày ở trẻ em rất hiếm gặp. thế nhưng hiếm gặp không đồng nghĩa với việc không hề có trường hợp trẻ bị ung thư dạ dày. nói cách khác, nhận biết các dấu hiệu của ung thư dạ dày ở trẻ là một việc làm hết sức cần thiết. đôi khi các triệu chứng này sẽ gây ra sự nhầm lẫn vì có sự tương tự với các bệnh lý khác. thế nhưng một khi bạn nhận thấy các biểu hiện có thể là cảnh báo về bệnh ung thư dạ dày ở trẻ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Chúng có thể là:

    Trẻ có biểu hiện mệt ỏi, uể oải

Nguyên nhân

Vẫn chưa có một kết quả báo cáo nghiên cứu nào chỉ ra liệu rằng nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày ở trẻ em thật sự là gì. bởi vì trường hợp hiếm gặp, các tài liệu nghiên cứu về bệnh ung thư dạ dày ở trẻ em trên toàn thế giới vẫn còn khá hạn chế. thế nhưng nhiều nhà khoa học đã đưa ra ý kiến về những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của căn bệnh này là:

    Chế độ ăn mặn (ăn nhiều muối)

Điều trị ung thư dạ dày ở trẻ em

Do sự hiếm gặp của căn bệnh này, việc chẩn đoán và điều trị trẻ em, thanh thiếu niên bị ung thư dạ dày vẫn là một thách thức đáng kể. tuy nhiên trong trường hợp bác sĩ đặt vấn đề nghi ngờ xuất hiện ung thư dạ dày ở trẻ, những xét nghiệm và điều trị có thể được kiến nghị để sử dụng là:

1.Chẩn đoán

Ung thư dạ dày ở trẻ em thường được chẩn đoán bằng một số xét nghiệm như:

    Nội soi dạ dày: một dụng cụ hình ống có gắn camera sẽ được đưa vào dạ dày của trẻ để quan sát hình ảnh bên trong

Ngoài ra, một số xét nghiệm có thể rất cần thiết nhằm xác định mức độ lây truyền trong cơ thể mà trẻ cần thực hiện là:

    Chụp cắt lớp vi tính: một tia X được chụp từ nhiều góc độ khác nhau sẽ dựng nên hình ảnh ba chiều của cơ thể. Từ đó giúp bác sĩ có thể dự đoán chính xác hơn về tình trạng khối u ở trẻ.

2. Điều trị

Ở trẻ em, sức khỏe nói chung và hệ miễn dịch nói riêng đều yếu ớt hơn so với người lớn rất nhiều. vì vậy các bác sĩ gần như phải cực kì cẩn trọng trong quá trình đưa ra liệu trình cho trẻ. phụ thuộc vào loại, kích thước của ung thư, tuổi và điều kiện sức khỏe của trẻ mà trẻ có thể sẽ phải tiếp nhận một hoặc nhiều phương pháp chữa ung thư dạ dày khác nhau.

Bao gồm:

    Phẫu thuật: cắt bỏ hạch bạch huyết, một phần dạ dày hoặc toàn bộ dạ dày sẽ loại bỏ các tế bào ung thư. Tuy nhiên đây là một cuộc phẫu thuật lớn với tính chất nguy hiểm cao, trẻ phải được đảm bảo về điều kiện sức khỏe để tiến hành.
  • Hóa trị: Thu*c tiêu diệt tế bào đưa vào cơ thể theo đường máu có thể ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển rộng lên. Tác dụng phụ của Thu*c hóa trị thường nghiêm trọng hơn khi trẻ đánh mất sức đề kháng tự nhiên, thiếu máu, rụng tóc, thậm chí là mệt mỏi, nôn ói gấp nhiều lần thông thường.
  • Xạ trị: với mục đích tương tự như hóa trị, xạ trị là phương pháp sử dụng tia để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm nó teo nhỏ. Xạ trị được thực hiện với một loại máy xạ trị chuyên biệt.

3. Chăm sóc trẻ tại nhà

Dù là loại ung thư nào đi chăng nữa, nó luôn để lại những hậu quả cực kì nặng nề đối với người bệnh. bằng những nỗ lực nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực mà ung thư dạ dày ở trẻ em mang lại, gia đình cần phải chú ý đến chế độ chăm sóc trẻ tại nhà.

Thứ nhất, cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước. Các loại thức ăn lỏng, mềm, ít gia vị sẽ giúp trẻ cảm thấy bớt đau đớn trong quá trình co bóp dạ dày. Ngoài ra, khẩu phần ăn lành mạnh còn giúp nâng cao sức khỏe và tinh thần cho trẻ.

thứ hai, giúp trẻ có tinh thần vui vẻ. dù chưa có nghiên cứu chính thức chỉ ra tính hiệu quả tuyệt đối của tâm lý. thế nhưng một sự thật cho thấy những trẻ em có nhiều sự tự tin, lạc quan sẽ có nhiều cơ hội và khả năng chiến đấu chống lại ung thư dạ dày ở trẻ.

thứ ba, trò chuyện với bác sĩ. đừng ngần ngại hỏi bác sĩ về những thắc mắc của bạn trong quá trình chăm sóc trẻ. bạn cũng có thể trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để hỏi về chế độ ăn thân thiện với trẻ bị ung thư dạ dày. để tránh việc bỏ sót những câu hỏi cần thiết, bạn có thể ghi chú nó ra một cuốn sổ tay và hỏi ngay vào lần gặp bác sĩ điều trị kế tiếp.

Thứ tư, theo dõi. Cần phải để ý đến các biểu hiện của trẻ về sự đáp ứng đối với các phương pháp điều trị bệnh. Khi trẻ có dấu hiệu phản ứng xấu với Thu*c, cần liên hệ y tế khẩn cấp để đảm bảo cấp cứu kịp thời.

thứ năm, tìm hiểu thêm thông tin. bên cạnh thói quen chăm sóc cho trẻ, gia đình nên dành thêm thời gian tìm hiểu các tài liệu y khoa về ung thư dạ dày một cách chính xác. không nên vội tin những thông tin chưa được kiểm chứng mà tự ý thay đổi điều trị, kế hoạch chăm sóc, việc dùng Thu*c của trẻ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Nên nhớ ung thư dạ dày ở trẻ em nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu sẽ dễ dàng điều trị hơn là việc phát hiện chậm trễ. đồng thời, gia đình nên chú trọng đến việc kiểm tra sức khỏe tổng quát của trẻ hằng năm. việc này sẽ giúp phát hiện sớm các biểu hiện bất thường về sức khỏe của trẻ một cách cực kì hiệu quả.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/ung-thu-da-day-o-tre-em)

Tin cùng nội dung

  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY