Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ ăn phù hợp

Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tham khảo ngay bài viết sau để biết chế độ ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày xuất hiện vết viêm, loét do sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ (chất nhầy, hàng rào niêm mạc dạ dày) và yếu tố tấn công (axit, pepsin có trong dịch vị). nguyên nhân chính được xác định là do helicobacter pylori (h. pylori). lạm dụng Thu*c giảm đau, kháng viêm không steroid (nsaid) như ibuprofen (advil, motrin) hoặc naproxen (naprosyn) cũng làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày.

Thông thường loét dạ dày được điều trị bằng cách dùng Thu*c kháng sinh kết hợp với Thu*c kháng axit dạ dày. ngoài những phương pháp điều trị đã được chứng minh, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học và phù hợp sẽ đặc biệt hữu ích trong việc kiểm soát bệnh.

I. Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Theo hiệp hội tiêu hóa hoa kỳ, những thực phẩm được chỉ định cho người viêm dạ dày, loét dạ dày hiện nay có chứa nhiều thành phần chống lại vi khuẩn hp, hỗ trợ quá trình làm lành vết loét. theo đó, chế độ ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày cần chứa nhiều thực phẩm sau đây:

1. Thực phẩm giàu Flavonoid

Flavonoid còn được gọi là bioflavonoid – một trong những chất tốt cho sức khỏe, nhất là đối với những người bị viêm loét dạ dày. chúng có tác dụng bảo vệ  niêm mạc dạ dày, đồng thời hỗ trợ làm lành các vết loét. flavonoid được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm sau:

    Đậu nành

Theo Viện Linus Pauling, Flavonoid không gây tác dụng phụ. Tuy vậy, việc tiêu thụ chất trên với lượng lớn có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu của cơ thể.

2. Cam thảo tự nhiên dạng viên nén (Deglycyrrhizinated licorice)

Cam thảo có vị ngọt, thường được dùng dưới dạng viên nén, viên nang, chiết xuất dạng lỏng. Một nghiên cứu cho thấy, chiết xuất cam thảo (DGL) có thể giúp vết loét lành lại bằng cách ức chế sự phát triển của H.pylori. Tuy nhiên, ăn nhiều cam thảo có thể gây ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch, cần đặc biệt lưu ý.

3. Thực phẩm giàu Probiotic

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế phẩm sinh học Probiotic có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày, tăng tỉ lệ hồi phục cho những đối tượng bị viêm loét.

Probiotic là một lợi khuẩn thuộc nhóm vi sinh vật sống, có chức năng tương tự như các loại vi khuẩn tự nhiên ở uột. bổ sung lợi khuẩn trên vào chế độ ăn uống có thể giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột, bảo vệ sức khỏe.

Probiotic có nhiều trong các loại thực phẩm lên mem, chẳng hạn:

    Sữa bơ

Người bị viêm loét dạ dày cũng có thể sử dụng probiotic dạng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ quá trình điều trị.

4. Mật ong

Một số nhà nghiên cứu khoa học đã tìm ra hơn 200 nguyên tố (bao gồm cả polyphenol và các chất chống oxy hóa khác) trong mật ong. Đây được xem là một chất kháng khuẩn mạnh, có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn HP.

Chỉ cần không mắc một số bệnh về đường huyết, đây sẽ là thực phẩm vô cùng hữu ích giúp làm dịu vết viêm, loét ở niêm mạc dạ dày.

5. Tỏi

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được, chiết xuất từ tỏi có thể làm ức chế sự tăng trưởng vi khuẩn hp ở cả động vật lẫn người. tuy vậy, mùi khó chịu của tỏi khiến cho không ít người lo ngại, dè chừng. nếu thuộc trường hợp trên, người bệnh viêm loét dạ dày sử dụng viên uống bổ sung để cải thiện tình trạng bệnh.

Tỏi có tác dụng khác là làm loãng máu. Vì thế, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như bạn đang sử dụng các loại Thu*c làm loãng máu khác như Warfarin (Coumadin), Aspirin hoặc các loại Thu*c làm loãng máu theo toa khác.

6. Thực phẩm chứa Mastic

Mastic (còn được gọi là nhũ hương, nhựa nhai), là chất nhựa thơm được thu từ cây Pistacia lentiscus (loại cây được trồng nhiều ở vùng Địa Trung Hải). Mastic được dùng trong chế biến nước chấm, kem, dùng thay thế bột ngô và gelatin nhưng phổ biến nhất vẫn là chế biến kẹo cao su.

Nhiều nghiên cứu về mức độ tương tác của Mastic với vi khuẩn Hp cho thấy, 3/10 người nhai kẹo cao su có biểu hiện giảm số lượng xoắn khuẩn này trong cơ thể. So với phương pháp truyền thống dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Hp với tỉ lệ thành công lên đến 75%, thì nhai kẹo cao su có hiệu quả thấp. Tuy vậy, cách trên khá đơn giản và ít tốn kém nên bạn vẫn có thể thực hiện để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.

7. Nam việt quất

Theo nhiều tài liệu, nam việt quất có tác dụng giảm nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cách ngăn chặn vi khuẩn lắng xuống thành bàng quang. Ngoài ra, nam việt quất và chiết xuất của nó còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày. Người bệnh có thể bổ sung việt quất bằng cách: uống nước ép, ăn trực tiếp.

Nên ăn nam việt quất với lượng vừa phải để tránh dạ dày bị kích ứng, khó chịu, tăng hàm lượng đường trong máu.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại nước ép việt quất có thêm siro, đường fructose khá cao, gây tăng lượng calo không cần thiết cho cơ thể. Để tránh điều này, thay vì mua nước đóng chai có sẵn, bạn hãy tự thực hiện tại nhà để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

8. Trái cây, rau và ngũ cốc

Theo chuyên trang sức khỏe hàng đầu mayo clinic, chế độ ăn có nhiều trái cây, rau, ngũ cốc không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có thể hỗ trợ làm lành vết loét hiệu quả.

Người ta tìm thấy trong nhóm thực phẩm trên chức nhiều polyphenol. Đây là hóa chất thực vật có chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa mô, hỗ trợ làm lành vết viêm loét. Polyphenol có nhiều trong:

    Cây hương thảo

II. Thực phẩm nên tránh và hạn chế khi bị viêm loét dạ dày

Thông thường, viêm loét dạ dày sẽ đi kèm với trào ngược axit. ăn uống không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ co thắt thực quản dưới (les) khiến cho axit trào ngược vào dạ dày, thực quản, tăng nguy cơ trào ngược cũng như hình thành chứng khó tiêu, ợ nóng khác…

Để giảm đau do trào ngược axit, người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

    Cà phê và đồ uống chứa caffein khác

Một số thói quen cũng gây ảnh hưởng tiêu cực lên người bị viêm loét dạ dày như: ăn quá nhiều, ăn quá no, ăn trước khi ngủ 1 -2  giờ đồng hồ… cần đặc biệt tránh.

Việc điều trị viêm loét dạ dày sẽ tốt khá nhiều thời gian nhưng nhìn chung, viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể chữa trị được nếu như người bệnh dùng đúng Thu*c và có chế độ ăn hợp lý, khoa học.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/che-do-an-cho-nguoi-benh-viem-loet-da-day-ta-trang)

Tin cùng nội dung

  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY