Huyết học hôm nay

Xét nghiệm huyết học là gì?

Xét nghiệm huyết học hay xét nghiệm công thức máu là một trong những xét nghiệm thường sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm y khoa. Và xét nghiệm này được chỉ định cho hầu hết các bệnh nhân.

Trước đây được thực hiện bằng các dụng cụ đếm tay, để xác định số lượng của từng loại tế bào máu, ngày nay mẫu máu được đưa vào và nhờ các máy đếm tự động, do vậy việc thực hiện công thức máu trở nên đơn giản hơn nhiều.

Xét nghiệm quan trọng cung cấp cho người thầy Thu*c những thông tin hữu ích về tình trạng của bệnh nhân hoặc của người được xét nghiệm. Tuy nhiên phải biết rằng chỉ riêng công thức máu thì không thể cho phép đưa ra một chẩn đoán xác định về nguyên nhân gây bệnh, nó chỉ có tính chất định hướng, gợi ý mà thôi.

Ngoài ra này còn cung cấp cho thầy Thu*c rất nhiều các thông số liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến bệnh mà họ đang cần điều trị. Từ đó có thể phát hiện thêm được các bệnh về máu có liên quan đến bệnh đang điều trị hoặc do điều trị một bệnh nào đó mà làm ảnh hưởng đến máu.

Xét nghiệm huyết học (công thức máu) là gì?

Công thức máu toàn bộ (Complete blood count) hay còn gọi là huyết đồ là máu thường qui được sử dụng để đánh giá sức khỏe tổng thể và phát hiện một loạt các rối loạn, bao gồm nhiễm trùng, thiếu máu và bệnh bạch cầu.

Tăng hoặc giảm bất thường số lượng các thành phần tế bào trong công thức máu toàn bộ cho thấy bạn đang trong một tình trạng bệnh lý nào đó cần được chú ý và phân tích sâu hơn.

Công thức máu là quan trọng cung cấp những thông tin hữu ích về: Hồng cầu (Các tế bào máu đỏ), mang ô-xy, Bạch cầu (Các tế bào máu trắng), chống nhiễm trùng, Hemoglobin, các protein vận chuyển oxy trong các tế bào máu đỏ, Hematocrit, tỷ lệ của các tế bào máu đỏ với thành phần huyết tương trong máu và tiểu cầu, giúp đông máu.

Tại sao phải thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn bộ?

Công thức máu toàn bộ là xét nghiệm thông thường được thực hiện trong nhiều trường hợp:

Để đánh giá sức khỏe tổng thể: Bác sĩ có thể chỉ định làm công thức máu toàn bộ như là một phần của một cuộc kiểm tra y tế thường xuyên theo dõi sức khỏe chung.

Để chẩn đoán bệnh: Bác sĩ có thể chỉ định làm công thức máu toàn bộ nếu bạn cảm thấy yếu đuối, mệt mỏi, sốt, viêm, bầm tím hoặc chảy máu,... công thức máu toàn bộ có thể giúp bác sỹ chẩn đoán nguyên nhân gây ra các dấu hiệu và triệu chứng. Nếu bác sĩ nghi ngờ bị nhiễm trùng, kiểm tra công thức máu toàn bộ cũng có thể giúp khẳng định chẩn đoán.

Để theo dõi một tình trạng bệnh lý: Nếu đã được chẩn đoán một số tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu, chẳng hạn như bệnh thiếu máu, bệnh bạch cầu hoặc đa hồng cầu vera,…. bác sĩ có thể sử dụng công thức máu toàn bộ để theo dõi tình trạng và tiến triển của bệnh.

Để theo dõi quá trình điều trị: công thức máu toàn bộ được sử dụng để theo dõi sức khỏe nếu đang dùng Thu*c có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu.

Theo VietNamNet

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/xet-nghiem-huyet-hoc-la-gi-n345417.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY