Huyết học hôm nay

Xét nghiệm máu 1-2 lần mỗi tháng có hại gì không Mangyte?

Xin hỏi BS xét nghiệm máu 1-2 lần hàng tháng với người sức khỏe bình thường thì có hại sức khỏe không?
Kính gửi BS, xin BS cho em hỏi:

1. Xét nghiệm máu 1-2 lần hàng tháng với người sức khỏe bình thường thì có hại sức khỏe không?

2. Xét nghiệm máu 1-2 lần hàng tháng với người những người có bệnh mãn tính thì có hại sức khỏe không? Em cảm ơn BS ạ.

(Vũ Duy Trí - livean…@gmail.com)
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào Duy Trí,

Xét nghiệm máu là 1 từ nói chung chỉ hành động lấy máu để xét nghiệm. Do đó “xét nghiệm máu” có thể bao gồm nhiều loại xét nghiệm khác nhau trong cùng 1 động tác lấy máu.

Nếu người thật sự khỏe mạnh bình thường thì đâu có lý do gì lấy máu làm xét nghiệm 1-2 lần mỗi tháng! Làm như vậy vừa tốn kém, không có ý nghĩa, lại gây thiếu máu.

Nếu người có bệnh mạn tính thì tùy loại bệnh gì, rối loạn chức năng ra sao mà BS có thể cho y lệnh theo dõi xét nghiệm chặt hơn, có loại xét nghiệm cần làm mỗi 3 tháng, mỗi tháng, mỗi 2 tuần, thậm chí mỗi 3 ngày và tại BV, có khi là mỗi ngày. Việc xét nghiệm chủ yếu phục vụ cho điều trị bệnh nhân, do đó phải có chỉ định của BS.

Thân mến!
BS Cao Thị Lan Hương
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/xet-nghiem-mau-1-2-lan-moi-thang-co-hai-gi-khong-alobacsi-n336320.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY