Pháp luật hôm nay

“Bảo mẫu” mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề hầu toà

Sáng nay 28-8, bảo mẫu” Nguyễn Thị Thanh Trang ở chùa Bồ Đề (Hà Nội) cùng đồng phạm ra hầu tòa về tội “Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em” có khung hình phạt từ 3 năm tù tới chung thân.
Sáng nay 28-8, TAND quận Long Biên (Hà Nội) đưa ra xét xử vụ án mua bán trẻ em">mua bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) xảy ra vào đầu năm 2014 gây xôn xao dư luận. Hai bị can phải ra trước vành móng ngựa là Phạm Thị Nguyệt (45 tuổi, trú tại phường Ninh Sơn, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) và Nguyễn Thị Thanh Trang (37 tuổi, trú tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội “Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em”.

Theo cáo trạng, ngày 30-7-2014, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội nhận được đơn của anh Nguyễn Thành Long, ở phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội tố giác về việc tại chùa Bồ Đề đã bán cháu Cù Nguyên Công (cháu trai mà anh Long nhận làm cha đỡ đầu).

Cơ quan điều tra đã tiến hành điều tra và xác định, Nguyệt đã mua cháu Cù Nguyên Công từ chùa Bồ Đề vào tháng 1-2014. Kiểm tra nơi ở của Nguyệt, cơ quan điều tra còn phát hiện Nguyệt đang nuôi cháu Phạm Đức Anh (SN 2012) và cháu Phạm Gia Hân (tức “Trần Vũ Gia Hân”, SN 2013).

Nguyệt khai, do thỉnh thoảng đi lễ tại chùa Bồ Đề nên quen và biết Trang làm quản lý nhà Mở (trông trẻ) ở chùa Bồ Đề, làm nhiệm vụ trông nom trẻ ở chùa Bồ Đề, giúp việc cho ni sư Thích Đàm Lan. Nguyệt nhờ Trang tìm cho một cháu trai khỏe mạnh để Nguyệt nhận làm con nuôi và hứa sẽ bồi dưỡng tiền cho Trang.

Trang cho Nguyệt biết anh Long cũng muốn nhận nuôi cháu Công và hứa gửi công đức cho nhà chùa số tiền là 50 triệu đồng. Vì vậy, Trang nói nếu Nguyệt muốn nhận nuôi cháu Công thì chi tiền. Nguyệt đồng ý và hứa sẽ đưa cho Trang số tiền 40 triệu đồng khi nhận được cháu bé.

Sau đó, Trang hướng dẫn chị Hà (mẹ đẻ cháu Công) đến chùa Bồ Đề viết đơn xin lại con với mục đích để đưa cháu Công ra khỏi chùa. Ngày 1-1-2014, sau khi làm xong thủ tục tại chùa Bồ Đề, Nguyệt đã tới nhận cháu Công. Nguyệt đưa 35 triệu đồng cho Trang.

Sau khi nhận được tiền của Nguyệt, Trang đã gửi 10 triệu đồng vào tài khoản của chị Hà, còn 25 triệu đồng Trang chi tiêu cá nhân hết. Nguyệt mang cháu Công về nuôi dưỡng cùng 2 cháu Phạm Đức Anh và Phạm Gia Hân. Quá trình nuôi dưỡng, cháu Công bị mắc bệnh sởi nặng và Tu vong vào ngày 24-6-2014.

Vụ án đã gây xôn xao dư luận khiến UBND TP Hà Nội phải vào cuộc chỉ đạo và phối hợp với chùa Bồ Đề chuyển phần lớn cháu bé và người già cơ nhỡ vào các trung tâm bảo trợ xã hội trong tháng 8-2014.

Trong diễn biến khác, trong thời gian chuẩn bị đưa ra xét xử, TAND quận Long Biên đã nhận được 2 đơn tố cáo về việc bị Nguyệt L*a đ*o chiếm đoạt hàng chục triệu đồng nên đã trả hồ sơ vụ án đề nghị VKSND điều tra, làm rõ về hành vi này của bị can Phạm Thị Nguyệt.

Trước khi vụ việc xảy ra, chùa Bồ Đề được biết đến là nơi nương tựa của nhiều mảnh đời cơ nhỡ và trẻ em không nơi nương tựa. Theo thống kê, trước khi bàn giao, chùa Bồ Đề có 194 người, trong đó có 92 trẻ em (55 trẻ từ 0-6 tuổi; 37 trẻ từ 6-16 tuổi); 7 người tàn tật trên 16 tuổi và 27 người cao tuổi; 9 người cơ nhỡ.

Điều 120. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em

1. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vì động cơ đê hèn;

d) Đối với nhiều trẻ em;

đ) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

e) Để đưa ra nước ngoài;

g) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;

h) Để sử dụng vào mục đích M*i d*m;

i) Tái phạm nguy hiểm;

k) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc phạt quản chế từ 1 năm đến 5 năm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bao-mau-mua-ban-tre-em-o-chua-bo-de-hau-toa-16717.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY