Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Bệnh lao ở trẻ em: Dễ nhầm lẫn với bệnh hô hấp

(MangYTe) Bệnh lao ở trẻ em là một bệnh khó vì các triệu chứng lâm sàng ở trẻ em không rõ ràng, trẻ cũng chưa nhận thức được tình trạng bệnh lý của mình. Bên cạnh đó, số vi khuẩn ở trẻ em mắc lao ít. Đặc biệt là đôi khi chính các thầy Thu*c lãng quên, không nghĩ rằng có lao ở trẻ em.

Đây là những thông tin được PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Chương trình chống Lao Quốc gia, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết tại Hội nghị tham vấn khung kế hoạch tiến tới thanh toán lao trẻ em ở các nước có gánh nặng bệnh lao cao khu vực Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, do Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp Chương trình chống Lao quốc gia Việt Nam tổ chức vào sáng 26/11.

Các đại biểu tham dự tại Hội nghị.

Hội nghị thảo luận về các vấn đề tầm soát, phát hiện sớm, Thu*c điều trị, sự phối hợp y tế công – tư, sự vào cuộc của hệ thống chính trị nhằm tiến tới mục tiêu thanh toán bệnh lao ở trẻ em và và trẻ vị thành niên

Tại các nước có gánh nặng bệnh lao cao, trẻ em mắc lao chiếm 10-11% tổng số những trường hợp bệnh lao mới mắc hằng năm. Số trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh lao tăng chậm, khoảng 1.700 trường hợp mỗi năm, từ năm 2015 đến 2018.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2017 có một triệu trẻ em bị mắc lao, gần 650 trẻ em ch*t vì bệnh lao mỗi ngày, 80% trước khi đến sinh nhật lần thứ năm. Trong năm 2017, 87% trường hợp mắc lao mới được phát hiện ở 30 quốc gia có gánh nặng cao, 2/3 trong số này đến từ các quốc gia thuộc khu vực Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Tổ chức Y tế Thế giới cũng ước tính, có khoảng 9% các trường hợp mắc lao ở Việt Nam được tìm thấy ở trẻ em dưới 15 tuổi (khoảng 10.800 bệnh nhân) vào năm 2015.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngoạn, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Phổi Trung ương, bệnh lao ở trẻ em khó nhận biết bởi biểu hiện thường giống với các bệnh hô hấp thông thường khác với các biểu hiện ho sốt, về chiều sốt thất thường, ăn kém, ra mồ hôi trộm, gầy sút cân, không tăng cân.

Những bệnh nhi này khi đã được điều trị theo các biện pháp khác, như điều trị không đáp ứng với kháng sinh, khỏi nhưng mà lại tái phát nhanh, hoặc là không khỏi thì có thể nghĩ đến đấy là triệu chứng của bệnh lao. Các thể lao thường gặp ở trẻ nhỏ, đa số là lao sơ nhiễm (lao mới nhiễm vào) và các thể lao sau sơ nhiễm thí dụ như là lao phổi, lao hạch, lao màng não, lao kê…

Bởi vậy, theo PGS Nguyễn Viết Nhung, Việt Nam cần phải phối hợp với hệ thống mạng lưới bác sĩ nhi khoa, tất cả các phòng khám nhi khoa kể cả phòng khám tư nhân để làm sao các bệnh nhi được tiếp cận theo đúng phác đồ điều trị của chương trình chống lao quốc gia.

GS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương phát biểu tại hội thảo.

Được biết, trong thời gian qua, Chương trình Chống lao Quốc gia đã cộng tác ký hợp đồng với Hội Nhi khoa và Bệnh viện Nhi Trung ương để toàn bộ mạng lưới nhi khoa của Việt Nam sẽ vào cuộc, nhằm giúp các bệnh nhi có thể được tiếp cận sớm, điều trị sớm khi phát hiện bệnh.

Chia sẻ tại hội nghị GS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Bệnh viện Thành lập đơn vị Lao trẻ em từ năm 2018. Hiện đơn vị Lao đang quản lý hơn 50 bệnh nhi và đã có những phương pháp điều trị sớm để tránh những biến chứng xảy ra đối với những bệnh nhi này. Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đánh giá đây là một hướng tiếp cận toàn diện để giúp phát hiện sớm bệnh nhi lao trong cộng đồng và cùng có một phác đồ điều trị chuẩn ở các cơ sở.

Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, từ năm 2013 đến nay, Việt Nam đã đào tạo hơn 300 nhân viên bệnh viện đa khoa tại 9 tỉnh về nhi khoa, cũng như mở rộng can thiệp bệnh lao ở trẻ em dưới sự hợp tác của Bệnh viện Nhi Trung ương. Kế hoạch phòng chống lao ở trẻ em quốc gia 2015-2020 và sửa đổi mới hướng dẫn quản lý bệnh lao trẻ em quốc gia đã được cập nhật thực hiện trên toàn quốc từ giữa năm 2018.

Minh Khuê

Mạng Y Tế
Nguồn: Lao động thủ đô (http://laodongthudo.vn/benh-lao-o-tre-em-de-nham-lan-voi-benh-ho-hap-100142.html)

Tin cùng nội dung

  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY