Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm lắm không?

Để biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không cần tìm hiểu rõ những biến chứng có thể phát sinh nếu không kiểm soát tốt bệnh lý này...

bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không là vấn đề thắc mắc chung của rất nhiều người. bởi đây là bệnh lý thường gặp ngoài gây ra các vấn đề tiêu hóa thì đôi khi còn kích hoạt nhiều triệu chứng hô hấp đi kèm. tìm hiểu thông tin dưới đây để hình dung rõ hơn mức độ nguy hiểm của bệnh và biết cách xử lý khi không may mắc phải.

Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày là hiện trạng rất phổ biến và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. nguyên nhân gây bệnh thường là do sự cộng hưởng của nhiều yếu tố. nhất là ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ, căng thẳng stress kéo dài hay mắc các bệnh đường tiêu hóa.

Bệnh lý này thường làm phát sinh các triệu chứng tiêu hóa đặc trưng. Phải để đến như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, đau tức thượng vị. Thông thường, các triệu chứng của bệnh sẽ được kiểm soát tốt nếu sớm can thiệp điều trị và chăm sóc đúng cách.

Tuy nhiên nếu chủ quan kéo dài thì bệnh sẽ tiến triển nặng, lúc này các triệu chứng hô hấp cũng rất dễ kích hoạt. Người bệnh có thể thường xuyên bị khó thở, tức ngực, ho kéo dài… Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn cũng có thể xảy ra.

Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Thông thường, các triệu chứng trào ngược dạ dày có thể được kiểm soát tốt nếu sớm chăm sóc và điều trị. tuy nhiên, với những trường hợp bệnh diễn tiến nặng, kéo dài dai dẳng hay tái phát nhiều lần thì biến chứng hoàn toàn có thể phát sinh.

Thông tin về một số biến chứng dưới đây sẽ giúp bạn hình dung bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm hay không:

1. Viêm loét thực quản

Đây được cho là hệ quả thường gặp nhất khi tình trạng trào ngược dạ dày kéo dài không được kiểm soát tốt. lúc này, acid sẽ thường xuyên tấn công và khiến cho niêm mạc thực quản bị bào mòn.

Trong nhiều trường hợp, không chỉ trào ngược dịch vị mà còn có thức ăn ứ đọng kèm theo. chính điều này làm kích hoạt hoặc trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm. phản ứng viêm kéo dài và lan rộng đôi khi còn khiến các vết loét hình thành ở niêm mạc thực quản.

So với tình trạng viêm thì khi các vết loét xuất hiện việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Người bệnh không chỉ phải chịu đựng đau đớn mà còn đứng trước nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

2. Hẹp thực quản

Hẹp thực quản là hiện trạng bệnh đặc trưng bởi tình trạng 1 đoạn bất kỳ của thực quản bị tổn thương và gây chít hẹp lòng thực quản. Điều này dẫn tới sự cản trở lưu thông cũng như vận chuyển thức ăn tới dạ dày.

Tổn thương ở thực quản đa phần là do tình trạng trào ngược dạ dày gây ra. acid dạ dày trào ngược sẽ bào mòn niêm mạc, khiến thực quản tổn thương và để lại sẹo.

Các mô sẹo xuất hiện khi thực quản bị tổn thương liên tục và sau đó lành lại sẽ khiến cho lòng thực quản ngày càng bị thu hẹp. Hậu quả là người bệnh bị khó nuốt, đau đớn, dẫn tới ăn uống kém và thậm chí là còn bị suy kiệt sức lực.

3. Barrett thực quản

Barrett thực quản cũng là một biến chứng về đường tiêu hóa thường phát sinh khi bị trào ngược dạ dày trong thời gian dài. tình trạng trào ngược gây kích thích niêm mạc trong lòng thực quản. về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các tế bào lót dưới thực quản.

Đây là bệnh lý tái phát mãn tính của tình trạng acid từ dạ dày di chuyển lên thực quản dưới thường xuyên. mặc dù nguy cơ gặp phải biến chứng này là không cao nhưng người bệnh vẫn cần hết sức cảnh già. bởi nhiều nghiên cứu ghi nhận, barrett thực quản có liên quan tới việc tăng nguy cơ phát triển chứng ung thư thực quản.

4. Ung thư thực quản

Số liệu thống kê cho thấy, ung thư thực quản hiện đang là một trong những loại ung thư phổ biến trên thế giới hiện nay. Nó bắt nguồn từ các tế bào ở trong lòng thực quản sau đó mới dần thâm nhập sâu hơn.

Tuy nhiên, ung thư thực quản do chứng trào ngược dạ dày gây nên chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. như đã đề cập, nó thường phát triển từ chứng barrett thực quản. cứ khoảng 10 – 20 người bị barrett thực quản thì sẽ có 1 người mắc chứng ung thư thực quản sau 10 – 20 năm.

5. Các biến chứng về hô hấp

Acid dạ dày không chỉ trào ngược lên thực quản mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan tiêu hóa trên. lâu dần gây bào mòn lớp niêm mạc, tạo điều kiện cho các phản ứng viêm kích hoạt. tình trạng viêm nhiễm nếu không kiểm soát tốt có thể lây lan nhanh chóng và tác động xấu tới đường thở.

Bệnh trào ngược dạ dày có thể làm phát sinh các biến chứng hô hấp thường gặp như:

    Viêm họng

Các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp kể trên nếu có liên quan tới tình trạng trào ngược dạ dày thì thường sẽ có diễn tiến phức tạp hơn. muốn điều trị triệt để phải kiểm soát tốt các triệu chứng trào ngược. đồng thời sau điều trị nếu không chú ý chăm sóc và dự phòng thì khả năng tái phát và rất cao.

Cách xử lý khi bị trào ngược dạ dày

Nếu sớm phát hiện và can thiệp thì tình trạng trào ngược dạ dày sẽ được kiểm soát tốt và không gây ra biến chứng nguy hiểm. tuy nhiên người bệnh phải chủ động và nghiêm túc trong điều trị cũng như chăm sóc.

Cần lưu ý đến các vấn đề sau nếu không may bị trào ngược dạ dày:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống được nhận định là yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của dạ dày và đường tiêu hóa. ăn uống thiếu lành mạnh được cho là một trong những nguyên nhân gây trào ngược hoặc làm nghiêm trọng thêm vấn đề.

Chính vì thế để kiểm soát tốt triệu chứng trào ngược và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, cần điều chỉnh chế độ ăn uống. chú ý đến một số khuyến nghị sau đây:

    Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày để làm loãng nồng độ acid trong dịch vị và thúc đẩy tiêu hóa. Bên cạnh nước lọc có thể dùng thêm nước ép trái cây hay rau củ tươi.

2. Thiết lập và duy trì thói quen sinh hoạt điều độ

Để giảm giảm và ngăn ngừa triệu chứng trào ngược dạ dày thì bạn cũng cần thiết lập thói quen sinh hoạt điều độ. đây cũng chính là giải pháp có thể hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

Chú ý thực hiện một số khuyến nghị sau đây:

    Dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi, tránh thức khuya hoặc làm việc quá sức vào buổi tối.

3. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Trong một số trường hợp, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể vẫn chưa đáp ứng tốt với các triệu chứng trào ngược dạ dày.

Người bệnh cần chú ý thăm khám khi:

    Các triệu chứng trào ngược xuất hiện liên tục với mức độ ngày càng tăng

Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và xác định mức độ bệnh. thông thường, việc điều trị bằng Thu*c có thể đáp ứng tốt với bệnh trào ngược dạ dày. tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể mà bác sĩ sẽ kê toa Thu*c phù hợp.

Thu*c được dùng có thể là các loại thuộc các phân nhóm sau:

    Thu*c ức chế bơm proton (PPI): Đây là nhóm Thu*c giúp ức chế quá trình sản sinh dịch vị dạ dày. Từ đó có thể làm giảm nguy cơ bị trào ngược acid. Đồng thời ngăn chặn được một số triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau họng, khàn tiếng… PPI thường được dùng với liều phổ biến là 20 – 40mg/lần/ngày trong liên tục 2 tuần hoặc hơn.
  • Thu*c antacid (Thu*c kháng acid): Thường sẽ được sử dụng kết hợp với PPI để nâng cao khả năng giảm các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra.
  • Thu*c kháng histamine H2: Nhóm Thu*c này có tác dụng tương tự như Thu*c ức chế bơm proton PPI. Tuy nhiên do PPI có nguy cơ gây loãng xương hay hạ magie huyết nên Thu*c kháng histamine H2 có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thay thế khi cần thiết.
  • Thu*c kháng sinh: Trong trường hợp thủ phạm gây trào ngược dạ dày là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) thì bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh kết hợp. Kháng sinh thường sẽ được sử dụng liên tục trong khoảng từ 10 – 15 ngày.

Nhiệm vụ của người bệnh là cần dùng Thu*c theo đúng liều lượng, tần suất cũng như thời gian mà bác sĩ đã chỉ định. Tuyệt đối không tùy ý thay đổi kế hoạch điều trị trong bất cứ tình huống nào. Nếu phác đồ điều trị bằng Thu*c đáp ứng không tốt hay gây tác dụng phụ thì cần báo cáo lại ngay để kịp thời điều chỉnh.

Như vậy, bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không. đồng thời hướng dẫn cách xử lý đúng đắn khi không may mắc bệnh. nếu thường xuyên gặp phải các triệu chứng bất thường về tiêu hóa, bạn nên theo dõi sát sao để kịp thời thăm khám khi cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:

    Phương pháp phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-trao-nguoc-da-day-co-nguy-hiem-khong)

Tin cùng nội dung

  • Em bi đau dạ dày và phải thường xuyên đến phòng khám tư để điều trị. BS ở đây tư vấn cho em nên đi kiểm tra lại và làm thổi bong bóng. Em không hiểu thổi bong bóng là gì và chi phí khoảng bao nhiêu nếu em đi khám tại BV ĐH Y Dược TP.HCM?
  • Mangyte cho em hỏi, chi phí nội soi ở cổ và dạ dày là bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn Mangyte. (Đình Phi - quận 12, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY