Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 có tự khỏi không? Có cần trị?

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 là giai đoạn ít gây nguy hiểm nhất của bệnh trĩ ngoại. Tuy nhiên bệnh vẫn cần được chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 được xác định là cấp độ nhẹ nhất và là giai đoạn ít gây nguy hiểm nhất của bệnh trĩ ngoại. ở giai đoạn này, người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát các triệu chứng của bệnh bằng nhiều biện pháp khác nhau như sử dụng Thu*c uống, dùng Thu*c bôi, sử dụng thảo dược thiên nhiên, thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống… tuy nhiên dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại thường không rõ ràng. từ đó khiến bệnh nhân chủ quan và chậm trễ trong quá trình điều trị bệnh.

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 là bệnh gì?

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 là bệnh về hậu môn trực tràng xảy ra phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là phụ nữ mang thai, thừa cân béo phì, người lười vận động. trái ngược với bệnh trĩ ngoại độ 4, bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 là cấp độ nhẹ nhất và là giai đoạn ít gây nguy hiểm nhất của bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại độ 1 nói riêng và bệnh trĩ nói chung thể hiện rõ nét cho sự giãn nở quá mức và phình to của những đám rối tĩnh mạch ngay tại vùng hậu môn và trực tràng. trong khi đó, tình trạng giãn nở tĩnh mạch xuất hiện do hậu môn và trực tràng chịu áp lực lâu ngày từ nhiều yếu tố khác nhau. đồng thời làm phát sinh cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu và có thể gây viêm nhiễm ở nhiều trường hợp không thận trọng trong quá trình chăm sóc.

Không giống với bệnh trĩ nội, búi trĩ ngoại nằm bên ngoài đường lược, ngoài rìa hậu môn, ngược lại búi trĩ nội nằm bên trong ống hậu môn. bên cạnh đó, do nằm phía ngoài nên búi trĩ ngoại cũng được phát hiện sớm hơn so với trĩ nội. thông thường búi trĩ ngoại sẽ được phát hiện ngay sau khi chúng hình thành., triệu chứng ngứa và đau rát cũng rõ nét hơn.

Tùy thuộc vào kích thước búi trĩ, thời gian phát bệnh và mức độ nghiêm trọng, bệnh trĩ ngoại được chia thành 4 cấp độ, gồm cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 và cấp độ 4. trong đó bệnh trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất, búi trĩ xuất hiện với kích thước rất nhỏ, chưa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và triệu chứng chưa rõ rệt.

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 có tự khỏi không? Có cần trị?

Mặc dù bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất của trĩ ngoại nhưng việc chăm sóc và điều trị vẫn phải tiến hành vì bệnh không thể tự khỏi. ngoài ra nếu chủ quan, không sớm điều trị, bệnh trĩ sẽ nhanh chóng tiến triển sang những cấp độ nặng hơn. khi đó kích thước búi rõ sẽ gia tăng, các triệu chứng nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.

Bên cạnh đó, việc bệnh trĩ ngoại tiến triển sang những giai đoạn nặng hơn còn làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn, các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, đời sống và hoạt động sinh hoạt của người bệnh.

Chính vì thế, ngay cả khi bị trĩ ngoại độ 1, người bệnh vẫn nên đến bệnh viện, thực hiện các kỹ thuật thăm khám, chẩn đoán và điều trị theo phát đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại độ 1

Đối với bệnh trĩ ngoại cấp độ 1, những triệu chứng thường không rõ ràng so với các cấp độ khác. tuy nhiên nếu quan sát kỹ cơ thể, người bệnh vẫn có thể nhận biết bệnh lý thông qua những dấu hiệu cơ bản sau:

    Ngay tại vùng hậu môn xuất hiện cảm ngứa ngáy và khó chịu không rõ nguyên nhân

Để chẩn đoán chính xác bệnh trĩ ngoại cấp độ 1, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi các triệu chứng xuất hiện.

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 xuất hiện do đâu?

Có nhiều nguyên nhân làm phát sinh bệnh trĩ ngoại độ 1. cụ thể:

    Có chế độ ăn uống thiếu khoa học, cụ thể thường xuyên ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều chất béo, uống nhiều rượu bia, uống ít nước, chế độ ăn uống thiếu chất xơ…

Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại cấp độ 1

Đa số những trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 đều chủ quan không điều trị bệnh do có suy nghĩ cấp độ 1 của trĩ không phải là giai đoạn nghiêm trọng và không có khả năng làm phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng cho biết bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu nếu không sớm được khắc phục sẽ nhanh chóng chuyển sang bệnh trĩ ngoại cấp độ 2, cấp độ 3 và cấp độ 4. đồng thời làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra những vấn đề dưới đây có thể phát sinh khi người bệnh mắc bệnh trĩ ngoại độ 1. cụ thể:

    Thiếu máu do thường xuyên đi đại tiện ra máu. Tuy nhiên trường hợp này không phổ biến do ở cấp độ 1 máu chỉ tiết ra với một lượng nhỏ.

Biện pháp chẩn đoán bệnh trĩ ngoại cấp độ 1

Thông thường để kiểm tra và chẩn đoán xác định bệnh trĩ ngoại cấp độ 1, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành khám hậu môn trực tràng và thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh khi cần thiết. ngoài ra bác sĩ chuyên khoa có thể thu thập thêm thông tin về triệu chứng lâm sàng để góp phần xác định chính xác các cấp độ của bệnh trĩ ngoại.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1

Vì là giai đoạn khởi nguồn nên bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 thường không gây biến chứng nguy hiểm. ngoài ra người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát triệu chứng và khắc phục bệnh trĩ bằng nhiều phương pháp đơn giản nếu kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

Thông thường để điều trị giai đoạn đầu của bệnh trĩ, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bệnh nhân xây dựng thói quen sinh hoạt phù hợp, ăn uống khoa học kết hợp sử dụng Thu*c điều trị và dùng thảo dược thiên nhiên.

1. Sử dụng Thu*c Tây điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1

Thông thường, ngay sau khi chẩn đoán xác định bệnh nhân bị trĩ ngoại cấp độ 1, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn Thu*c phù hợp với tình trạng, mức độ nghiêm trọng, kích thước búi trĩ và khả năng đáp ứng của bệnh nhân ở hiện tại. đối với bệnh trĩ, những loại Thu*c được sử dụng chủ yếu có tác dụng làm co búi trĩ, kháng viêm, làm teo búi trĩ, giảm đau và kiểm soát các triệu chứng đi kèm.

Những loại Thu*c thường được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ ngoại độ 1 gồm:

    Thu*c chống táo bón: Thu*c chống táo bón được chỉ định trong điều trị bệnh trĩ nhằm mục đích nhuận tràng, điều hòa và lưu thông ruột, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm tình trạng phân khô cứng, chống táo bón và hạn chế tổn thương hậu môn.
  • Thu*c chống nhiễm khuẩn: Thu*c chống nhiễm khuẩn được sử dụng cho những trường hợp có dấu hiệu nhiễm khuẩn hậu môn hoặc dự phòng nhiễm khuẩn. Đối với những trường hợp bị trĩ, bác  sĩ thường yêu cầu người bệnh sử dụng những loại Thu*c chứa thành phần Cephalosporin hoặc Penicillin.
  • Thu*c chống ngứa: Bệnh trĩ ngoại độ 1 thường khiến bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Để cải thiện triệu chứng, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng Thu*c chống ngứa ở dạng kem bôi hoặc Thu*c mỡ. Oxide và Hydrocortisone là hai loại Thu*c được sử dụng phổ biến nhất.
  • Thu*c đặt hậu môn: Thu*c đặt hậu môn có thể được chỉ định cho một vài trường hợp cần thiết. Loại Thu*c này có tác dụng kháng viêm và chống ngứa tại chỗ. Đồng thời giúp làm tăng độ bền cho thành mạch và đẩy nhanh tiến độ phục hồi bệnh trĩ. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý không nên tự ý sử dụng Thu*c đặt hậu môn, chỉ nên dùng loại Thu*c này khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu.
  • Vitamin P (Rutin): Việc bổ sung vitamin P đúng cách và đúng liều sẽ  giúp người bệnh bảo vệ thành mạch trĩ, giúp thành mạch co giãn tốt hơn và giúp phòng ngừa sự gia tăng kích thước của búi trĩ.
  • Thu*c giảm đau: Tương tự như Thu*c chống ngứa, Thu*c giảm đau được sử dụng khi búi trĩ làm phát sinh cơn đau dai dẳng, làm ảnh hưởng đến hoạt động ngồi, đi lại và nhiều vấn đề khác. Ibuprofen, Acetaminophen là những loại Thu*c giảm đau thường được sử dụng.
  • Thu*c chống trương thành mạch: Thu*c chống trương thành mạch được sử dụng với mục đích làm co thắt đại tràng, hỗ trợ sự co lại của tĩnh mạch trĩ. Từ đó giúp làm tiêu búi trĩ hiệu quả.

Lưu ý an toàn: 

    Khi sử dụng Thu*c điều trị bệnh trĩ, người bệnh cần sử dụng Thu*c đúng với sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

2. Điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 bằng thảo dược thiên nhiên

Để làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại độ 1 và ngăn ngừa sự gia tăng kích thước của búi trĩ, người bệnh có thể cân nhắc về việc sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên như sử dụng nha đam, rau diếp cá, lá trầu không… thực tế cho thấy những loại thảo dược này chứa các thành phần có khả năng làm xoa dịu các triệu chứng và kiểm soát bệnh trĩ.

Cách sử dụng rau diếp cá điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1

Một số hoạt chất quan trọng như Isoquercetin và Quercetin đã được tìm thấy trong rau diếp cá. Cả hai hoạt chất này đều có khả năng làm bền và làm chắc thành mạch ở vùng hậu môn và trực tràng. Từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng gia tăng kích thước búi trĩ.

Ngoài ra trong tinh dầu của rau diếp cá còn chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, có khả năng chống viêm và sát khuẩn hiệu quả. Đồng thời giúp giảm đau và giảm tình trạng ngứa rát. Vì thế việc thường xuyên sử dụng rau diếp cá sẽ giúp người bệnh phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm hậu môn, giảm đau, giảm ngứa rát và kiểm soát sự tiến triển của bệnh trĩ.

Thực hiện cách 1: Uống nước ép rau diếp cá

    Ngâm và rửa sạch 200 gram rau diếp cá tươi

Thực hiện cách 2: Đắp rau diếp cá vào hậu môn

    Sử dụng 100 gram rau diếp cá tươi đã ngâm và rửa sạch

Cách điều trị bệnh trĩ ngoại độ 1 bằng lá trầu không

Các hoạt chất được tìm thấy trong lá trầu không đã được xác định là có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn, hạn chế hoạt động xâm nhập và phát triển của nhiều chủng vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn E.coli, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn…

Bên cạnh đó các dưỡng chất trong tinh dầu lá trầu không còn có tác dụng làm tăng sự đàn hồi và độ bền của mao mạch, giúp phục hồi vết loét hậu môn.

Thực hiện cách 1: Đắp lá trầu không với muối

    Sử dụng 20 lá trầu không tươi, dùng nước muối để ngâm và rửa nguyên liệu

Thực hiện cách 2: Kết hợp lá trầu không và hạt gấc

    Rửa sạch lá trầu không, lấy hạt gấc đập dập

Cách dùng nha đam kiểm soát bệnh trĩ ngoại độ 1 và các triệu chứng

Trong nha đam chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi, bao gồm các loại vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất, nước, glycoprotein, polysacarit, anthraquinone và nhiều hoạt chất có lợi khác. Những thành phần này có tác dụng làm bền thành mạch, cấp ẩm, chống khô và căng da hậu môn.

Ngoài ra hoạt chất glycoprotein khi được sử dụng sẽ phát huy tác dụng giảm viêm và giảm đau. Hoạt chất polysacarit có khả năng gia tăng tốc độ phục hồi da. Hoạt chất anthraquinone có tác dụng kích thích nhu động ruột, nhuận tràng, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, chống táo bón và kiểm soát bệnh trĩ.

Thực hiện cách 1: Bôi gel nha đam trị trĩ ngoại

    Rửa sạch 1 lá nha đam và loại bỏ phần vỏ ngoài, dùng muỗng nạo lấy phần thịt và phần gel bên trong

Thực hiện cách 2: Ăn nha đam

    Rửa sạch 3 – 4 lá nha đam và loại bỏ phần vỏ ngoài, lấy phần thịt nha đam bên trong và cắt thành hạt lựu

3. Thay đổi lối sống kiểm soát bệnh trĩ ngoại cấp độ 1

Đối với những bệnh nhân bị trĩ, việc thay đổi chế độ sinh hoạt và thực đơn dinh dưỡng và điều vô cùng cần thiết. bởi điều này có thể góp phần điều trị bệnh trĩ hiệu quả, kiểm soát triệu chứng và ngăn bệnh trĩ tiến triển theo chiều hướng xấu.

Chế độ ăn uống lành mạnh

    Cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể bằng cách dung nạp nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại trái cây tươi…

Chế độ vận động và sinh hoạt

    Tăng cường vận động, thường xuyên chơi những môn tể thao có cường độ nhẹ như bơi lội, đi bộ… Không nên chơi những môn thể thao có cường độ mạnh như điền kinh, gym…

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ ngoại cấp độ 1

Để phòng ngừa bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 người bệnh cần lưu ý áp dụng những biện pháp đơn giản được liệt kê dưới đây:

    Không nhịn đi đại tiện khi có nhu cần, nên tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày.

Như vậy, bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần được kiểm soát bằng nhiều phương pháp để phòng ngừa bệnh chuyển sang những cấp độ nghiêm trọng hơn. ở giai đoạn đầu, bệnh nhân không nhất thiết phải phẫu thuật. thay vào đó người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng Thu*c đặt Thu*c uống, các loại thảo dược thiên nhiên kết hợp với lối sống lành mạnh và khoa học.

Bài viết liên quan:

    10 cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà – Áp dụng là khỏi

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-tri-ngoai-cap-do-1)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
  • Cơn trĩ cấp và cơn đau rát hậu môn do nứt kẽ là những cơn đau buốt rát làm người bệnh khó chịu, đau đớn. Để khống chế các cơn đau này phải sử dụng đến một số Thuốc.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Y học cổ truyền coi trọng các biện pháp dự phòng và chữa trị bệnh trĩ bằng tập luyện.
  • Ngoài giá trị làm thức ăn và làm Thu*c hoa thiên lí thần dược trị bệnh trĩ, chỉ 4 - 5 lần đã thấy hiệu quả.
  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Cũng là bệnh, nhưng những bệnh lý tim mạch, tiểu đường… thường được khổ chủ chia sẻ khi gặp bạn bè, nhưng bệnh trĩ và táo bón thường bị giấu nhẹm.
  • Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY