Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bệnh trĩ ngoại độ 3 là gì? Khi nào cần phẫu thuật?

Bệnh trĩ ngoại độ 3 là giai đoạn nguy hiểm, bệnh khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau rát vùng hậu môn, ngứa ngáy, khó đi đại tiện, chảy máu...

bệnh trĩ ngoại độ 3 được xác định là một giai đoạn nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại, chỉ đứng sau bệnh trĩ ngoại độ 4. ở giai đoạn này, bệnh nhân bị trĩ sẽ thường xuyên có cảm giác đau rát vùng hậu môn, ngứa ngáy, khó chịu, cơ thể mệt mỏi, khó đi đại tiện. bên cạnh đó quá trình điều trị cũng gặp nhiều khó khăn, khó kiểm soát bệnh lý. ngoài ra nếu không kịp thời xử lý, người bệnh còn có nguy cơ mắc phải nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm.

Bệnh trĩ ngoại độ 3 là gì?

Tùy thuộc vào đặc tính và mức độ nghiêm trong, bệnh trĩ ngoại được phân thành 4 cấp độ. trong đó bệnh trĩ ngoại độ 3 được xác định là một giai đoạn nguy hiểm và nghiêm trọng của bệnh trĩ ngoại, chỉ đứng sau bệnh trĩ ngoại độ 4.

Trĩ ngoại độ 3 thực chất là giai đoạn chuyển tiếp của bệnh trĩ ngoại độ 1 và bệnh trĩ ngoại độ 2 khi bệnh nhân chậm trễ trong việc thực hiện thăm khám và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc không áp dụng các phương pháp xử lý phù hợp.

Bên cạnh đó sự tiến triển của bệnh sẽ tăng cao khi bệnh nhân tiếp tục thực hiện những thói quen xấu và chế độ ăn uống thiếu chất xơ làm ảnh hưởng và làm gia tăng áp lực lên vùng hậu môn.

Sau khi chuyển sang giai đoạn 3, những búi trĩ hình thành ngoài rìa hậu môn sẽ có sự gia tăng kích thước, chúng lớn dần và chèn ép lên khu vực hậu môn – trực tràng dẫn đến tắc nghẽn.

Ngoài ra khi chuyển sang trĩ ngoại giai đoạn 3, cơn ngứa sẽ phát sinh thường xuyên và nghiêm trọng hơn, cùng với đó là cảm giác đau nhức, tiết dịch gây ẩm ướt và hôi tanh, chảy máu nhiều kèm theo mùi hôi nồng khi đi đại tiện.

Nguyên nhân khiến mùi hôi xuất hiện khi đi đại tiện là do một lượng lớn dịch mủ xuất hiện và ứ đọng trong búi trĩ ngoại. Lượng dịch mủ sẽ tăng cao theo kích thước của búi trĩ.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại độ 3

Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bệnh trĩ ngoại độ 3 thông qua những triệu chứng và dấu hiệu sau:

    Búi trĩ có kích thước to: Ở những trường hợp bị trĩ ngoại độ 3, búi trĩ sẽ phát triển và gia tăng kích thước một cách đáng kể. Sự gia tăng này khiến người bệnh dễ dàng nhìn thấy hoặc sờ thấy búi trĩ ở ngoài rìa hậu môn, các búi trĩ cọ xát với nhau gây đau rát và chảy máu. Trong trường hợp không sớm kiểm soát, kích thước búi trĩ to lên có thể dẫn đến tắc nghẽn hậu môn, khó khăn khi đi đại tiện và đau nhức.
  • Đau rát hậu môn: Khi bệnh trĩ ngoại phát triển đến giai đoạn 3, người bệnh sẽ nhận thấy cảm giác đau rát hậu môn thường xuyên xuất hiện và có mức độ nghiêm trọng cao, kể cả khi ngồi, đứng hoặc khi di chuyển, đau nhiều hơn khi đi đại tiện. Nguyên nhân là do búi trĩ hình thành ở rìa hậu môn – nơi có nhiều dây thần kinh cảm giác, nên cơn đau sẽ rõ rệ hơn khi kích thước búi trĩ ngày càng to.
  • Chảy mủ và chảy máu ở hậu môn: Do kích thước búi trĩ lớn dần theo thời gian nên triệu chứng đau rát kèm theo tình trạng chảy dịch xảy ra thường xuyên hơn gây ẩm ướt và khiến người bệnh khó chịu. Ngoài ra búi trĩ to chèn ép vào hậu môn còn gây ra hiện tượng tắc nghẽn hậu môn, đau nhức và chảy máu hậu môn với lượng máu tiết ra nhiều có thể nhỏ giọt hoặc bắn thành tia. Ở nhiều trường hợp trong búi trĩ ứ mủ kèm theo mùi hôi thối khó chịu. Triệu chứng chảy mủ, chảy máu và kèm theo mùi hôi sẽ rõ ràng hơn khi rặn đi đại tiện.
  • Triệu chứng khác: Khó khăn khi đi đại tiện, thường xuyên có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy…

Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ độ 3

Bệnh trĩ ngoại độ 3 thuộc giai đoạn nguy hiểm của bệnh trĩ (chỉ sau bệnh trĩ ngoại độ 4) và cần được tiến hành điều trị ngay sau khi phát hiện. bởi nếu không sớm thăm khám và kịp thời xử lý, những biến chứng nguy hiểm dưới đây có thể xuất hiện:

    Bệnh trĩ ngoại độ 4: Việc không sớm xử lý khiến bệnh trĩ ngoại độ 3 nhanh chóng chuyển sang bệnh trĩ ngoại độ 4 (giai đoạn nặng nhất và nguy hiểm nhất của bệnh trĩ). Lúc này nguy cơ nhiễm trùng hậu môn, hoại tử búi trĩ, tắc nghẽn và ung thư hậu môn – trực tràng sẽ cao hơn so với thông thường.
  • Thiếu máu nặng: So với bệnh trĩ ngoại giai đoạn nhẹ (bệnh trĩ ngoại độ 1, độ 2), những bệnh nhân bị trĩ ngoại giai đoạn nặng có lượng máu tiết ra từ hậu môn nhiều hơn, thường xuyên xảy ra hơn. Điều này khiến bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng thiếu máu trầm trọng dẫn đến da xanh xao, thường xuyên chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, ngất xỉu…
  • Viêm nhiễm hậu môn: Do nằm ngoài hậu môn nên búi trĩ dễ bị vi khuẩn và nhiều tác nhân gây hại khác xâm nhập, đặc biệt là khi hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ sau đi đại tiện. Điều này khiến hậu môn bị viêm nhiễm, đồng thời làm tăng nguy cơ bội nhiễm và hoại tử búi trĩ.
  • Sa nghẹt búi trĩ: Ở giai đoạn 3, búi trĩ viêm sưng nặng kèm theo tình trạng gia tăng kích thước bên ngoài hậu môn. Từ đó dẫn đến tình trạng tắc nghẹt. Nếu để lâu, người bệnh có thể rơi vào tình trạng tắc mạch và hoại tử hậu môn.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt: Búi trĩ ngoại hình thành và tăng kích thước khiến bệnh nhân có cảm giác đau nhức nghiêm trọng, khó chịu, gặp nhiều khó khăn trong việc đi đứng, ngồi, đi đại tiện, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, khó tập trung vào các hoạt động và công việc. Ngoài ra, búi trĩ gia tăng kích thước kèm theo các triệu chứng khó chịu khiến người bệnh mất tự tin, suy giảm ham muốn T*nh d*c và làm ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng.
  • Viêm nhiễm phụ khoa: Những người phụ nữ bị trĩ sẽ có nguy cơ cao mắc chứng viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn di chuyển từ búi trĩ viêm nhiễm vào *m đ*o. Bên cạnh đó dịch nhầy tiết ra từ búi trĩ khiến cả hậu môn và V*ng k*n thường xuyên ẩm ướt. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập, sinh sôi và gây bệnh của vi khuẩn.

Bệnh trĩ ngoại độ 3 được chẩn đoán như thế nào?

Do búi trĩ có kích thước lớn và nằm rìa hậu môn nên bác sĩ chuyên khoa có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh trĩ ngoại giai đoạn 3 thông qua kết quả kiểm tra thực thể (kích thước búi trĩ, mức độ tổn thương, viêm nhiễm, khả năng sa nghẹt hậu môn…) và xác định triệu chứng.

Ngoài ra bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định mức độ tiến triển và khả năng phát sinh biến chứng. Từ đó tìm ra các phương pháp điều trị thích hợp.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại độ 3

Để xác định chính xác mức độ nghiêm trọng và tìm hướng điều trị hiệu quả nhất, trước hết người bệnh cần đến bệnh viện và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tiền sử mắc bệnh, đối tượng và khả năng phát sinh biến chứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cần bạn áp dụng phác đồ và phương pháp điều trị thích hợp.

Hiện nay, để kiểm soát bệnh trĩ ngoại độ 3 và các triệu chứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ ưu tiên sử dụng Thu*c tây y và phẫu thuật cắt trĩ.

1. Điều trị bệnh trĩ ngoại độ 3 bằng Thu*c Tây y

Người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng loại Thu*c phù hợp. thông thường những loại Thu*c dùng trong điều trị bệnh trĩ ngoại được bào chế dưới dạng viên uống hoặc Thu*c bôi ngoài, viên đặt hậu môn, đạn dược.

Đa số những loại Thu*c chữa bệnh trĩ ngoại độ 3 đều chứa những thành phần có khả năng chống viêm, giảm đau, giảm sưng đỏ, chống nhiễm khuẩn, làm co búi trĩ và cầm máu. ngoài ra những loại Thu*c điều trị được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu sử dụng còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương và bảo vệ tĩnh mạch.

Tùy thuộc vào sức khỏe và tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân, người bệnh sẽ được kê đơn Thu*c phù hợp. Tuy nhiên việc sử dụng Thu*c Tây có thể mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế bệnh nhân cần lưu ý sử dụng Thu*c đúng liều và đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý mua Thu*c và sử dụng Thu*c bừa bãi.

Mặt khác, ở giai đoạn 3, bệnh trĩ thường có tiến triển nhanh và nghiệm trọng, búi trĩ phát triển với kích thước lớn nên việc sử dụng Thu*c thường không mang đến hiệu quả điều trị cao như mong đợi và không có nhiều tác dụng. vì thế để khắc phục được bệnh trĩ ngoại bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định kết hợp việc sử dụng Thu*c cùng với phương pháp phẫu thuật.

2. Phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh trĩ ngoại độ 3

Phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định trong điều trị bệnh trĩ ngoại độ 3 khi những phương pháp bảo tồn niêm mạc búi trĩ cũng như phương pháp nội khoa không còn hiệu quả. nếu bệnh nhân tiến hành phẫu thuật loại bỏ trĩ ngoại, búi trĩ sẽ được giải quyết nhanh chóng hơn, hạn chế phát sinh những biến chứng hay bất kỳ ảnh hưởng nào có thể làm tổn hại đến sức khỏe.

Ngoài ra phương pháp phẫu thuật sẽ được xem xét và chỉ định khi bệnh trĩ ngoại độ 3 có xu hướng phát triển mạnh và kèm theo biến chứng. đối với bệnh nhân bị trĩ giai đoạn 3, bác sĩ chuyên khoa thường tư vấn bệnh nhân về việc sử dụng phương pháp cắt trĩ bằng hcpt – kỹ thuật xâm lấn tối thiểu.

Khi áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT, bác sĩ thực hiện sẽ không sử dụng đến sự can thiệp của dao kéo đến búi trĩ. Thay vào đó bác sĩ sẽ dựa trên hoạt động của sóng điện cao tần để xâm lấn tối thiểu và loại bỏ búi trĩ. Cụ thể búi trĩ ở niêm mạc sẽ được loại bỏ mà không gây tổn hại cũng như không tác động đến cơ vòng hậu môn.

Ưu điểm của kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT là không tạo ra cảm giác đau đớn nhiều và không cản trở các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân sau phẫu thuật. Sau khi loại bỏ búi trĩ bằng kỹ thuật này, người bệnh sẽ hạn chế nguy cơ gặp biến chứng và nhanh chóng phục hồi.

Biện pháp chăm sóc và những lưu ý khi bị trĩ ngoại độ 3

Nhằm hỗ trợ quá trình điều trị, làm giảm nguy cơ tái phát và phòng ngừa phát sinh biến chứng, bệnh nhân bị trĩ ngoại độ 3 cần lưu ý sinh hoạt điều độ và thay đổi thói quen ăn uống. cụ thể:

    Nên tăng cường ăn nhiều trái cây, rau xanh, các loại thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất như kẽm, vitamin A và vitamin C. Đặc biệt cần tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm giúp nhuận tràng như rau mồng tơi, rau dền, rau lang…

Bệnh trĩ ngoại độ 3 có thể làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nếu bệnh nhân không sớm chẩn đoán và xử lý. vì thế người bệnh cần thăm khám và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa ngay khi các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại xuất hiện. đồng thời áp dụng đúng các phương pháp xử lý và chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bài viết liên quan:

    Cách giảm sưng đau búi trĩ cấp tốc (tại nhà + Thu*c)

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-tri-ngoai-do-3)

Tin cùng nội dung

  • Thời gian gần đây em rất hay bị tê bì lòng bàn tay. Khi em cố gắng nắm chặt bàn tay lại thấy rất đau và nhức, và dù đã cố gắng nhưng em cũng không thể nắm chặt tay lại được. Những lúc như thế em không thể làm việc gì nặng. Em đi khám thì BS chẩn đoán em bị hội chứng ống cổ tay, cho em đeo nẹp. Em nghe nói ở TPHCM có phẫu thuật nội soi điều trị bệnh này, vậy em nên đến bệnh viện nào, đăng ký phẫu thuật luôn có được không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Khôi - Bình Thuận)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Mẹ cháu bị u nấm phổi và đang rất bi quan, vì vậy cháu muốn hỏi chi phí phẫu thuật và điều trị hết bao nhiêu tiền và tỉ lệ thành công có cao không, khoảng bao nhiêu %. Liệu sau khi phẫu thuật xong có bị tái phát lại không? Cháu xin chân thành cảm ơn,
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY