Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bị đau dạ dày nên ăn gì kiêng gì tốt, giảm đau nhanh?

Hầu hết mọi người đều muốn biết người bị đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau nhanh chóng. Bởi bệnh viêm dạ dày cấp gây ra đau đớn, nhiều khó khăn và bất tiện

hầu hết mọi người đều muốn biết người bị đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau nhanh chóng. bởi trên thực tế, bệnh viêm dạ dày cấp không hề xa lạ, luôn gây ra nhiều khó khăn và bất tiện cho người bệnh trong cuộc sống hằng ngày. hơn nữa biết được bệnh đau dạ dày nên ăn gì sẽ giúp quá trình chữa lành của dạ dày được an toàn và hiệu quả hơn. 

Cách ăn uống cho người đau dạ dày

Cần biết rằng nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người là khác nhau. Vì vậy bạn sẽ cần phải thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng về định lượng và chế độ ăn uống của mình. Họ sẽ giúp bạn đưa ra một thực đơn thân thiện dựa trên chẩn đoán triệu chứng, lối sống cụ thể.

Bên cạnh đó, các chuyên gia sẽ có thể giúp bạn loại bỏ những thực phẩm không phù hợp với điều trị. đồng thời bổ sung các nhóm dinh dưỡng cần thiết làm tăng khả năng chữa lành của dạ dày, bảo vệ dạ dày lẫn giảm thiểu tỷ lệ tái phát viêm dạ dày cấp là việc mà chuyên gia sẽ giúp bạn.

Có thể bạn sẽ nhận được lời khuyên về việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày và thường xuyên thay đổi các nhóm thực phẩm. mục đích chính là ngăn ngừa sự tăng trưởng của h.pylori (vốn là nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp), làm tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sự hấp thu của đường ruột, hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh từ bên trong.

Người bị bệnh đau dạ dày nên ăn gì?

Một chế độ ăn khoa học có thể giúp bạn đối phó với những dấu hiệu của viêm dạ dày cấp.  chúng sẽ tạo cho bạn sự khác biệt về sức khỏe của hệ tiêu hóa chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng. theo đó, viêm dạ dày cấp có thể sẽ hết nhanh khi điều trị và phòng ngừa các biến chứng tổng thể.

Rau xanh

Các loại rau xanh được tin rằng có thể bổ sung hàm lượng chất xơ hoàn hảo cho hệ tiêu hóa. chất xơ có thể làm giảm áp lực lên dạ dày và ruột bằng cách kích thích nhu động ruột, làm thức ăn dễ tiêu hóa và phân giải.

Bổ sung rau xanh trong thực đơn sẽ giảm lượng chất béo xấu gây hại đến dạ dày. đồng thời hệ miễn dịch tự thân được cải thiện và ngăn ngừa các cơn viêm đau dạ dày cấp. những loại rau xanh nên dùng: củ cải, cà rốt, rau bina, bí ngô, rau mồng tơi, rau ngót, …

Trái cây ít chua

Trái cây sẽ mang lại nguồn vitamin và khoáng chất tuyệt vời cho cơ thể. Lượng đường tự nhiên trong trái cây có thể giúp xua tan cảm giác mệt mỏi, uể oải và kích thích vị giác của người bệnh. Tuy nhiên để tránh việc niêm mạc bị viêm đau, cần loại bỏ các loại trái cây giàu tính axit như: chanh, cam, quýt, dứa, cà chua,…

Thay vào đó, người bị viêm dạ dày cấp nên ăn chuối, bơ, đu đủ để cải thiện chức năng của dạ dày.

Ngũ cốc

Các sản phẩm như bánh mì, lúa mạch, yến mạch được khuyên dùng cho các bệnh nhân gặp vấn đề tiêu hóa. Theo đó, lượng tinh bột không gluten trong các loại ngũ cốc có thể hạn chế tối đa việc kích phát cơn đau dạ dày.

Gia cầm, trứng và cá

Lựa chọn nguồn protein an toàn ít lipit sẽ luôn được ủng hộ trong thực đơn của người bị viêm dạ dày cấp. trong quá trình chế biến, chú ý không nêm nếm quá nhiều gia vị và sử dụng dầu mỡ.

Bao gồm: gà không da, cá, trứng, đậu phụ, thịt nạc, …

Thức uống

Các loại thức uống nên có mặt trong khẩu phần ăn hằng ngày của người bị đau dạ dày là những loại thức uống lành tính, ít gây ra kích thích niêm mạc.

Một phần sữa chua uống, một tách trà gừng, một tách trà hoa cúc hoặc mật ong và nghệ sẽ hỗ trợ làm sạch đường ruột và cải thiện tiêu hóa.

Các thực phẩm cần kiêng khi bị đau dạ dày

Các loại thực phẩm khác nhau sẽ tạo thành ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể của mỗi người. một số người có thể xuất hiện các triệu chứng viêm dạ dày cấp sau khi sử dụng cà chua, tỏi và trà chứa caffein. một số khác có thể là từ thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.

Nhưng có thể nói, nhìn chung, những nhóm thực phẩm sắp được nhắc tới đây cần tránh/ hạn chế nếu không muốn gây hại cho hệ tiêu hóa lẫn dạ dày của bạn.

Sữa giàu chất béo

Nếu như trước đây các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên uống sữa để ngăn chặn vết loét của axit lên dạ dày thì giờ đây, những chứng minh đã chỉ ra ý kiến ngược lại. canxi và axit amin trong sữa sẽ giải phóng việc sản xuất nhiều axit hơn và khiến viêm dạ dày cấp càng thêm tồi tệ.

Bệnh nhân có thể nhờ chuyên gia kiểm tra thử mức độ phản ứng của cơ thể trước các chế phẩm từ sữa như: phô mai, sữa tươi, sữa ít béo,…. Nếu chúng không phải là nguyên nhân làm gia tăng các triệu chứng, người bệnh có thể tiếp tục sử dụng.

Rượu

Rượu là nguyên nghiên gây xói mòn niêm mạc dạ dày rất nghiêm trọng. tình trạng viêm dạ dày sẽ nặng hơn khi người bệnh thường xuyên sử dụng rượu.

Cà phê

Cà phê không phải là yếu tố khiến dạ dày bị viêm sưng. thế nhưng nó sẽ làm các triệu chứng viêm dạ dày cấp trở nên tồi tệ hơn. trong một số trường hợp, cà phê đã khử caffein vẫn có thể gây ra cảm giác đau đớn. bởi trong cà phê có chứa axit tự nhiên, sẽ làm nóng rát thành ruột và dạ dày mỗi lần sử dụng.

Gia vị có tính cay nóng

Các loại gia vị như tỏi, ớt, tiêu,… sẽ khiến các triệu chứng nặng thêm. ngoài ra, các loại thực phẩm quá nóng cũng không được khuyến khích để sử dụng cho người bị đau dạ dày cấp. niêm mạc dạ dày có thể bị bỏng rát hoặc đau đớn khi sử dụng nhóm thực phẩm này.

Đồ ngọt tổng hợp

Các chế phẩm có thành phần đường fructose cần phải hạn chế với những bệnh nhân viêm dạ dày cấp. các loại thực phẩm cần phải hạn chế, loại bỏ có thể kể đến là: nước ngọt có gas, soda, bánh ngọt, kẹo, …

Trái cây khô và nước ép

Tính axit trong các loại trái cây sẽ có thể gây ra chứng ợ nóng và khiến cơn đau có nguy cơ quay trở lại. Đồng thời, trái cây khô thường là sản phẩm được tẩm ướp, dễ gây ra các phản ứng không tốt đến quá trình tiêu hóa của dạ dày.

Như vậy, “đau dạ dày nên ăn gì?” đã được giải đáp qua những thông tin trên. hãy chắc chắn rằng bạn đã kết hợp giữa điều trị chuyên khoa cũng như chế độ chăm sóc bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp. bởi chỉ khi phối hợp cả chữa trị lẫn khẩu phần ăn hằng ngày, bệnh viêm dạ dày cấp mới có thể được phòng ngừa và dứt điểm.

Bài viết mang đến những thông tin tham khảo dựa trên tài liệu y khoaThuocDanToc.vn  không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dau-da-day-nen-an-gi)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY