Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bị viêm dạ dày Hp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Bị viêm dạ dày Hp nên ăn gì? ắt hẳn luôn là điều nhiều người bệnh quan tâm bởi hiệu quả mang lại từ việc dùng thực phẩm để hỗ trợ điều trị viêm dạ dày hp

“bị viêm dạ dày hp nên ăn gì?” ắt hẳn luôn là điều mà rất nhiều người bệnh quan tâm. nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được hiệu quả mang lại từ việc dùng thực phẩm để hỗ trợ điều trị viêm dạ dày hp. hầu hết biện pháp điều trị vi khuẩn hp bằng thực phẩm có thể làm giảm số lượng vi khuẩn trong dạ dày nhưng không thể tiêu diệt vĩnh viễn chúng. 

Khi mắc bệnh một loại vi khuẩn mang tên h.pylori sẽ lây nhiễm vào niêm mạc dạ dày của bạn và là nguyên nhân gây ra các vết loét dạ dày (80%), vết loét tá tràng (90%). chúng cũng có thể gây ra các vấn đề về dạ dày khác, vốn là biểu hiện của bệnh viêm dạ dày hp như:

    Đau rát vùng bụng, đặc biệt là dạ dày

Lúc này các phương pháp điều trị truyền thống như dùng kháng sinh có thể khiến người bệnh gặp phải các tác dụng phụ tiêu cực. tuy nhiên không điều trị hoặc chủ quan trong chăm sóc có thể khiến người bệnh gặp phải các biến chứng của bệnh viêm dạ dày cấp hp.

Nhiều trường hợp đã được ghi nhận rằng dùng kháng sinh sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. do vậy, nhu cầu sử dụng phương pháp điều trị tự nhiên đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là mối quan tâm: “bị viêm dạ dày hp nên ăn gì?”. 

Bị viêm dạ dày Hp nên ăn gì?

Với sự chấp thuận của bác sĩ điều trị, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị tự nhiên như liệu pháp bổ trợ chữa bệnh. điều này có thể làm tăng tác dụng của Thu*c thông thường và rút ngắn thời gian điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Với biện pháp điều trị hp dạ dày bằng thực phẩm, người bệnh có thể chú ý bổ sung thêm các nhóm thực phẩm sau trong khẩu phần ăn hằng ngày. còn thắc mắc áp dụng chúng bằng số lượng bao nhiêu, áp dụng cụ thể ra sao thì bệnh nhân hoàn toàn có thể nhờ đến sự trợ giúp từ các chuyên gia dinh dưỡng.

1. Sữa chua uống

Chú ý đến bảng thàng phần của các loại sữa chua trước khi thêm chúng vào thực đơn dinh dưỡng. Hãy lựa chọn các loại sữa chua truyền thống có đường tự nhiên từ lactose và hoa quả. Hạn chế các thành phần như chất phụ gia, đường hóa học, chất bảo quản để hạn chế việc gây hại ngược lại cho cơ thể.

Hơn hết, việc bổ sung sữa chua, nhất là sữa chua uống cho người bị viêm dạ dày hp là cần thiết vì chúng có chứa vi khuẩn sống lên men (probiotics). probiotic sẽ giúp duy trì sự cân bằng giữa vi khuẩn đường ruột tốt lẫn xấu, làm giảm nguy cơ phát triển nấm men trong đường ruột. tốt nhất là loại vi khuẩn lactobacillus acidophilus

2. Trà xanh

Trà xanh được biết đến với khả năng kháng viêm diệt khuẩn và ngăn ngừa oxy hóa cực tốt. trong trường hợp sử dụng cho người bị viêm dạ dày hp, trà xanh có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn h.pylori lẫn tiêu diệt chúng.

Ngoài ra, tiêu thụ trà xanh ở một mức vừa phải sẽ làm sạch tiêu hóa và ngăn ngừa viêm dạ dày. uống trà trong khi bị nhiễm trùng sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động và tăng cường hệ miễn dịch tự thân của cơ thể.

3. Mật ong

Mật ong đã cho thấy khả năng chống lại vi khuẩn H.pylori của mình. Các loại vi sinh vật hầu như không thể sống trong mật ong, giúp mật ong trở thành loại nguyên liệu sát trùng ngừa viêm hữu hiệu.

Không chỉ vậy, thành phần trong mật ong mang lại rất giàu dinh dưỡng, có thể cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể hằng ngày. Mật ong còn có thể làm tan dịch vị dạ dày, từ đó giúp khôi phục cảm giác ngon miệng và ngăn ngừa viêm loét.

4. Dầu olive

Dầu olive có khả năng khuẩn mạnh đối với vi khuẩn h.pylori. vì vậy có thể nói olive chính là câu trả lời hoàn hảo cho thắc mắc” bị viêm dạ dày hp nên ăn gì?”. cùng lúc đó, dầu olive được tin rằng có thể ổn định axit trong dạ dày, hạn chế nguy cơ dịch axit tác động lên niêm mạc gây viêm sưng và hình thành cơ đau.

5.  Rễ cây cam thảo

Rễ cây cam thảo là một phương án hoàn hảo để bổ sung trong thực đơn hằng ngày cho người bị viêm dạ dày nói chung và viêm dạ dày hp nói riêng. dù không mang lại tác dụng trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn nhưng lại có có thể ngăn chặn vi khuẩn hpylori bám vào thành dạ dày.

Để sử dụng rễ cây cam thảo, phổ biến nhất là dạng bột, trà hoặc chiết xuất lỏng. Chú ý rằng không nên sử dụng quá 5g cam thảo mỗi ngày vì có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cục đến sức khỏe.

6. Bông cải xanh

Một hợp chất trong bông cải xanh được gọi là sulphoraphane có thể mang lại hiệu quả chống lại sự hoạt động của H.pylori. Đồng thời, bông cải xanh có tác dụng làm giảm viêm dạ dày, có thể mang lại ảnh hưởng tích cực khi làm giảm sự xâm nhập của vi khuẩn trong đường ruột. Ngoài ra, bông cải xanh đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe, cải thiện các nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp.

7. Quả nam việt quất

Thành phần chủ yếu của quả nam việt quất là carbs và chất xơ. Là nguồn phong phú của nhiều loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, quả nam việt quất mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Với hợp chất thực vật mang tên proanthocyanidin, quả nam việt quất có thể làm phòng ngừa biến chứng ung thư dạ dày và viêm loét do h.pylori rất tốt. chúng có thể làm giảm đáng kể sự nhiễm trùng nếu tiêu thụ thường xuyên ở mức độ vừa phải.

Dạ dày nhiễm khuẩn Hp kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn khi bị viêm dạ dày hp, cũng có rất nhiều thực phẩm mà người bệnh nên tránh hoặc hạn chế sử dụng như:

1. Carbonhydrate

Các dạng carbs xấu có trong bánh mỳ, mỳ ống, nước ngọt, bánh kẹo và nhiều loại thực phẩm khác cần được hạn chế để cải thiện hiệu quả điều trị. Vi khuẩn H.pylori sẽ phát triển và sinh sôi nhanh hơn với các dạng carbs xấu này. Giảm lượng carbs có thể làm giảm lượng vi khuẩn được sản sinh.

2. Thực phẩm cay

Các loại thức ăn nhiều gia vị, cay nóng có thể gây ra kích ứng cho dạ dày. Khi bị viêm, thực phẩm cay có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng mà bạn đang phải đối mặt, thậm chí là gây ra đau đớn dữ dội.

3. Caffeine

Caffeine là một chất kích thích thường có mặt trong các thức uống như  cà phê, nước ngọt, trà đặc. chúng sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích, bào mỏng niêm mạc và tạo cơ hội cho h.pylori tấn công thuận lợi.

4. Rượu

Rượu có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày. điều này sẽ khiến tình trạng viêm dạ dày hp có thể trở nên nguy hiểm vì vết loét sẽ phát triển trên diện rộng. thậm chí gây ra ngộ độc hoặc ung thư dạ dày vì rượu.

5. Thực phẩm nhiều chất béo

Các loại thức ăn chiên xào có xu hướng gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Hơn nữa, sau khi được đưa vào tiêu hóa sẽ sản sinh một loại khí gây nóng ran thành ruột. Khí này sẽ phóng đại các cơn đau và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Đó cũng là lí do vì sao khi ăn đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh sẽ cảm thấy no lâu, đầy hơi, chướng bụng.

Hiện nay, bên cạnh việc chú trọng đến vấn đề ăn uống nhằm cải thiện tình trạng viêm dạ dày hp, người bệnh cần quan tâm đến thói quen vệ sinh và quá trình chuẩn bị thức ăn đúng cách hằng ngày. nếu như được chẩn đoán mắc phải h.pylori hoặc xuất hiện các triệu chứng viêm dạ dày hp, hãy chắc chắn bạn đã gặp bác sĩ và áp dụng quá trình điều trị khoa học.

trên đây là những thông tin tham khảo xoay quanh vấn đề: “bị viêm dạ dày hp nên ăn gì?”. tuy nhiên thuocdantoc.vn  không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-viem-da-day-hp-nen-an-gi)

Tin cùng nội dung

  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY