Bệnh theo mùa hôm nay

Cách phòng tránh bệnh chân tay miệng hiệu quả nhất cho trẻ

Bệnh chân tay miệng là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh chưa có văc xin phòng vì thế cách tốt nhất là mẹ nên phòng tránh ngăn virus bệnh tiếp xúc với con.

Cứ đến thời điểm giao mùa giữa thu và hè thì dịch bệnh chân tay miệng lại bùng phát. Từ đầu năm đến nay, Bộ Y tế ghi nhận hơn 51.000 ca mắc tại 63 tỉnh thành; tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm 2016.

Virus gây bệnh chân tay miệng lây qua đường tiêu hóa, đi vào ruột và xâm nhập vào các cơ quan trong cơ thể. Đường lây chính của bệnh là do trẻ trong nhà trẻ đưa vật dụng (đồ chơi) chứa mầm bệnh vào mồm, làm lây bệnh. Hoặc do trẻ ăn phải thực phẩm chứa nguồn bệnh.

Do vậy mà những dịp đầu năm khi bé đi học là thời điểm dễ bùng phát dịch nhất. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, vì thể cha mẹ nên có biện pháp phòng tránh để bệnh không biến chứng nguy hiểm.

Rửa tay bằng xà phòng

Cha mẹ hãy dạy trẻ cách rửa tay bằng xà bông trước và sau khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi đi bên ngoài về.

Cũng nên dạy trẻ rửa tay dưới vòi nước để có thể cuốn trôi hết vi khuẩn vi rút gây bệnh.

Đối với người lớn cũng vậy, trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn hoặc sau khi làm vệ sinh hay thay tã cho trẻ cũng cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

Giữ gìn vệ sinh môi trường sống

Để phòng tránh virus gây bệnh chân tay miệng tồn tại, mẹ hãy giữ môi trường sống quanh con thật sạch sẽ, nhất là những loại đồ chơi, quần áo của trẻ.

Mẹ có thể ngâm quần áo, đồ chơi của con trong dung dịch cloramin hoặc các dung dịch khử trùng khác.

Ăn chín uống sôi

Cha mẹ phải đảm bảo con sẽ ăn đồ ăn chín, không ôi thiu. Dụng cụ ăn uống của con phải được đảm bảo sạch sẽ.

Nên tránh mớm, nhai thức ăn cho con, không dùng chung khăn mặt của bé.

Bổ sung dinh dưỡng cho con

Nên tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung vitamin C, A từ các loại rau xanh, củ quả màu cam.

Nếu là trẻ sơ sinh hãy cho con bú mẹ nhiều hơn để tăng sức đề kháng tự nhiên. Nếu như trẻ đã mắc bệnh nên cho con ăn đồ ăn loãng và nguội.

Cách ly khi bé đã mắc bệnh

Khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng cần thực hiện cách ly bé với các trẻ khác để tránh lây nhiễm.

Đồng thời nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được tư vấn về tình trạng bệnh. Không nên cho trẻ bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn.

Theo Mộc Trà - Tiêu dùng Plus

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cach-phong-tranh-benh-chan-tay-mieng-hieu-qua-nhat-cho-tre-n348789.html)

Tin cùng nội dung

  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY